Sàn bê tông nhẹ – Báo giá TOP 7 loại sàn bê tông siêu nhẹ theo M2

Sàn bê tông nhẹ là một trong những giải pháp thi công sàn được ưa chuộng do tính nhẹ, giảm tải trọng công trình và thi công nhanh chóng. Nếu bạn đang tham khảo và cân nhắc về giải pháp sàn panel nhẹ thì tham khảo ngay phần nội dung tổng hợp sau!

Xem thêm: thông tin tổng quan sản phẩm bê tông siêu nhẹ Việt Nam tại đây

Báo giá TOP 7 loại sàn bê tông nhẹ

Sàn bê tông nhẹ là gì? 

.

Sàn bê tông nhẹ là loại sàn dựng từ hệ dầm dự ứng lực và các tấm panel nhẹ hoặc hỗn hợp cốt liệu đặc biệt.

Hỗn hợp bê tông siêu nhẹ được làm từ những vật liệu mới, ứng dụng công nghệ hiện đại khiến khối lượng của nền giảm hơn nhiều so với truyền thống. 

Trọng lượng nhẹ, thế nhưng sàn vật liệu nhẹ vẫn đảm bảo tính kỹ thuật cũng như chất lượng sàn tuyệt đối trong xây dựng. 

Sàn bê tông nhẹ1

Các giải pháp sàn nhẹ hiện nay

Làm sàn nhẹ có 2 giải pháp chính là lắp ghép và đổ sàn. 

1.Sàn nhẹ lắp ghép

Sàn lắp ghép là phương pháp làm sàn ứng dụng các tấm bê tông nhẹ là tấm ALC, EPS,… 

Theo đó, các tấm được thiết kế với kích thước lớn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp ghép. Một số loại sàn panel nhẹ còn có kết cấu 2 lớp thép đan chịu lực có khả năng chịu tải lên tới 300kg / m2. 

Ưu điểm của sàn vật liệu nhẹ là làm giảm tải trọng cho kết cấu nền móng và có thể được lắp đặt làm mái, sàn nhà lắp ghép, sàn nhà tường gạch, và nâng cấp sàn lên tầng. 

Được biết, sàn panel giúp giảm 35% -40% tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn bộ công trình.

Sàn bê tông nhẹ

2.Đổ sàn nhẹ

.

Đổ sàn nhẹ là quá trình thi công đổ trực tiếp hỗn hợp cốt liệu đặc biệt tại công trình bao gồm đổ sàn mái, bù sàn, nâng sàn có ưu điểm là cách nhiệt và chống thấm rất tốt.

Đổ sàn nhẹ cho tỷ trọng khối lượng sàn đạt  650kg / m3 – 800kg / m3, Mác 150, đảm bảo độ cứng vững bề mặt và chống nóng cho ngôi nhà. Giúp sàn giảm tải kết cấu mà không ảnh hưởng đến kết cấu của móng nhà.

Sàn bê tông nhẹ ảnh sàn xuân mai

Ưu điểm

  • Chịu lực tốt: Cường độ nén của sàn vật liệu nhẹ là 4,5N / mm2, lớn hơn cường độ nén tối thiểu quy định là 2,5N / mm2 nên sàn siêu nhẹ phù hợp làm sàn nhà ở, sàn chịu lực của các công trình quy mô lớn, bệnh viện, trường học, nhà máy…
  • Chống thấm, chống nồm vượt trội: Cũng bởi vật liệu nhẹ được cấu tạo từ các nguyên liệu thô như đá vôi, xi măng, cát, và các chất phụ gia đặc biệt do vậy chịu được độ ẩm cao, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. 
  • Cách âm, cách nhiệt tốt
  • Giảm thiểu thiệt hại khi có rung chấn: Vì tải trọng của sàn vật liệu nhẹ nhẹ hơn gấp 3 lần so với sàn cốt thép. Do vậy khi có động đất xảy ra sẽ làm hạn chế tác động lên móng, giúp móng vững chắc. 
  • Phù hợp với kết cấu nền móng yếu: Cũng vì trọng lượng nhẹ nên nhiều công trình sàn nhẹ đặt ở những nơi có nền đất yếu hoặc hệ thống móng chịu lực kém.
  • Sàn siêu nhẹ thi công nhanh: Do không cần các thiết bị cơ giới, nâng hạ nặng. Thay vào đó, thi công đơn giản chỉ cần lắp ghép các tấm là xong. 
  • Sàn siêu nhẹ không cần ván khuôn, hạn chế dùng các trụ để nâng đỡ sàn.
sàn bê tông nhẹ ưu điểm

Lợi ích

  • Tiết kiệm chi phí đáng kể: Chi phí thuê thợ, chi phí máy móc, chi phí bảo dưỡng,…
  • Chịu lửa cao, cụ thể lên tới 4 giờ đồng hồ
  • Tiết kiệm nguyên liệu khoảng 38% (đã được khảo sát) 
  • Chất lượng ổn định và tuổi thọ bền vững lâu dài.

Ứng dụng

  • Làm sàn siêu nhẹ: Việc lắp ghép sàn với các tấm sẽ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với đổ cốt thép truyền thống. Ngoài ra, việc làm sàn panel nhẹ còn hạn chế tối đa tình trạng sụt lún, hỗ trợ rất tốt trong việc chống thấm. Chính vì điều này mà sàn nhẹ chủ yếu để làm sàn nhà vệ sinh, phòng tắm. 
  • Làm sàn mái: sẽ giúp giảm cách âm, cách nhiệt và thậm chí là rung trấn hiệu quả. Cùng với đó là việc trát trần cũng tiết kiệm tối ưu nguồn vật tư do bề mặt phẳng nên không phải trát nhiều. 

Được biết, sàn siêu nhẹ được ứng dụng rất nhiều trong công trình xây nhà lắp ghép, nhà khung thép, sửa nhà nâng tầng, nhà xưởng, nhà cao tầng,… 

Top 4 tấm sàn bê tông nhẹ tốt nhất hiện nay

Các loại đổ sàn bê tông siêu nhẹ phổ biến

Sàn nhẹ chịu lực được bao nhiêu? 

Tùy vào loại sàn vật liệu siêu nhẹ mà có mức chịu lực khác nhau.

Tuy nhiên, theo khảo sát trên cùng một diện tích, tải trọng kết cấu sàn panel có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với gạch đất nung. 

Còn so với kết cấu cốt thép truyền thống, nó chỉ nặng bằng 1/4.

Đó là bởi sàn khi được kết cấu vào các thanh dầm dựng ứng lực, cốt thép, cùng lớp bê tông tươi đổ bên trên sẽ tạo thành sàn kết cấu vững chắc như sàn truyền thống. 

Mặt khác, ở các loại vật liệu nhẹ được trang bị kết cấu lõi thép bên trong nên chịu tải rất tốt. 

Trên đây là những chia sẻ về sàn bê tông nhẹ, hy vọng rằng với những lời khuyên trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại sàn này.