Nhà lắp ghép giá rẻ 50 triệu, 100 triệu,200 triệu – TƯ VẤN THI CÔNG

nhà lắp ghép giá rẻ 21

Nhà lắp ghép giá rẻ 50 triệu, 150 triệu, 200 triệu đến 300 triệu thi công như thế nào? là băn khoăn của nhiều gia chủ, nhà thầu,… bởi bạn chưa thể lựa chọn phương pháp xây dựng phù hợp hay chưa có ý tưởng về các mẫu nhà lắp ghép đẹp. Cụ thể hơn về các giải đáp, sau đây sẽ là từ vấn chi tiết về xây nhà lắp ghép 20 triệu, 30 triệu,… 300 triệu để bạn có thể tham khảo!

LÀM RÕ 9 lý do khiến bê tông siêu nhẹ trở thành giải pháp thi công nhà lắp ghép hàng đầu hiện nay

Nhà lắp ghép là gì? Chi phí bao nhiêu?

Xây nhà lắp ghép là hình thức xây dựng nhà với các cấu kiện thép nhẹ, vật liệu cách nhiệt, cách âm tốt mang tính thẩm mỹ cao.

Theo như đánh giá, công trình lắp ráp có mức chi phí đầu tư tối ưu hơn so với các hình thức xây dựng khác. Với nhiều thiết kế, chỉ với khoảng chi phí 140 triệu là gia chủ cũng có thể thi công nhà lắp ráp 50 triệu đơn giản, đầy đủ công năng.

Tuy nhiên, mức chi phí 140 triệu sẽ phù hợp với kiểu nhà nhỏ, đủ xây dựng phần thô. Nếu muốn đảm bảo thiết kế nhà đẹp, phức tạp hơn quý gia chủ có thể cân nhắc với các mức chi phí 200, 300 hay 500 triệu sẽ phù hợp hơn.

Và để gia chủ, nhà thầu dễ dàng hơn trong việc thi công lắp ráp nhà đẹp, sau đây là 20+ mẫu nhà lắp ráp 2 tầng, nhà lắp ghép gác lửng,… chi phí từ 20 triệu đến 300 triệu để bạn có thể tham khảo.

nhà tiền chế đẹp 20

Ưu nhược điểm của nhà lắp ráp

Ưu điểm:

  • Độ bền tốt, chất lượng tuyệt vời.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Dễ dàng bảo trì, mở rộng hoặc lắp đặt
  • Chi phí thấp và lợi ích kinh tế cao.
  • Thời gian xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng.
  • Phù hợp cho công trình có nền móng yếu, công trình nổi,…

Nhược điểm:

  • Cần một khoảng không gian lớn để lắp ráp
  • Độ bền kém hơn nhà truyền thống

Xây nhà lắp ghép giá rẻ 50 triệu, 20 triệu, 140 triệu, 150 triệu – 300 triệu

1.Nhà lắp ghép 20 triệu 

Hiển nhiên, mức chi phí đầu tư 20 triệu được cho là quá ít để xây dựng một ngôi nhà.

Đối với xây nhà lắp ráp tấm bê tông nhẹ cũng vậy, với mức chi phí 20 triệu, đây quả thực là bài toán khó đối với các nhà thầu, chủ đầu tư. 

Tuy nhiên, theo như KTS Đỗ Thanh Tâm cho biết: “tuy không phải là con số lý tưởng, thế nhưng mức chi phí 20 triệu chủ đầu tư, nhà thầu, gia chủ có thể cân nhắc xây nhà với 1 công trình homestay nhỏ, thiết kế đơn giản.”

2.Nhà lắp ghép 30 triệu

Đối với mức chi phí đầu tư 30 triệu cũng vậy. Qúy gia chủ, nhà thầu, chủ đầu tư có thể cân nhắc xây nhà lắp ráp vật liệu nhẹ với công trình homestay nhỏ, thiết kế tối giản. 

Nhìn chung mức chi phí xây dựng nhà homestay vật liệu nhẹ sẽ không chuẩn xác là 30 triệu/ phòng. Thế nhưng mức chi phí sẽ dao động lớn hơn 1 chút trong khoảng này tùy vào diện tích phòng. 

 

3.Nhà lắp ghép 50 triệu

Ở mức chi phí 50 triệu quý gia chủ, chủ đầu tư, nhà thầu sẽ có thêm một sự lựa chọn mới ngoài công trình xây dựng homestay bằng vật liệu nhẹ. 

Theo đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức xây nhà lắp ráp vật liệu nhẹ với kiểu nhà cấp 4. 

Tuy nhiên, để xây dựng một công trình nhà ở cấp 4 vật liệu nhẹ với khoản chi phí 50 triệu là điều rất khó khăn. Mức chi phí này không chỉ phù hợp với công trình nhà cấp 4 diện tích nhỏ khoảng 20m2, thiết kế đơn giản mà còn chỉ đáp ứng được phần thô. 

Mẫu nhà 50 triệu gia chủ có thể tham khảo:

nhà lắp ghép giá rẻ
nhà lắp ghép giá rẻ1
nhà lắp ghép giá rẻ2
nhà lắp ghép giá rẻ 3

.

Lưu ý: Để thi công các mẫu nhà lắp ghép đẹp trên, chắc chắn sẽ có báo giá trên 50 triệu. Khoảng giá 50 triệu trên có thể chỉ thi công ở phần thô hoặc mức chi phí này sẽ còn lớn hơn khoảng gần chục triệu đồng.

4.Nhà lắp ghép 100 triệu

Với kinh phí 100 triệu, bạn hoàn toàn có thể sở hữu ngôi nhà nhỏ cấp 4 của riêng mình. 

Theo đó, mức chi phí 100 triệu có thể sẽ bao gồm phần hoàn thiện nhà cấp 4 diện tích 20 – 25m2 thiết kế đơn giản 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, bếp.

Còn đối với nhà cấp 4 diện tích lớn hơn, cầu kì hơn thì chi phí 100 triệu phù hợp để hoàn thiện phần thô. 

nhà lắp ghép giá rẻ 4
nhà lắp ghép giá rẻ 5
nhà lắp ghép giá rẻ 6
nhà lắp ghép giá rẻ 7
nhà lắp ghép giá rẻ8

.

Lưu ý: Các mẫu nhà cấp 4 trên có thể dao động trên 100 triệu tùy vào diện tích và địa điểm thi công

5.Nhà lắp ghép 140 triệu

Càng có nguồn vốn đầu tư xây dựng lớn, dĩ nhiên quý gia chủ, nhà thầu, chủ đầu tư sẽ càng có thêm sự lựa chọn kiểu nhà xây dựng. 

Và với khoảng chi phí 140 triệu bạn có thể tham khảo kiểu xây dựng nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho nhỏ, chỗ để xe, nhà lắp ráp 1 tầng,… Được biết, khoảng chi phí này bao gồm cả phần hoàn thiện tùy vào diện tích xây dựng. 

Nếu muốn xây nhà lắp ráp 2 tầng thì mức chi phí này có thể chỉ bao gồm phần thô.

nhà lắp ghép giá rẻ 10
nhà lắp ghép giá rẻ 10

6.Nhà lắp ghép 150 triệu

Nhỉnh hơn một chút, bạn có thể lựa chọn những căn nhà lắp ráp 150 triệu với không gian lên đến 50m2 đối với kiểu nhà cấp 4 có gác lửng (Mức chi phí này có thể chưa bao gồm phần hoàn thiện sơn nhà,…). 

Ngoài ra mức giá này bạn có thể cân nhắc giải pháp xây dựng nhà trọ, nhà xưởng, nhà kho, chỗ để xe tùy diện tích,… 

nhà lắp ghép giá rẻ 13
nhà lắp ghép giá rẻ 12

7.Nhà lắp ghép 200 triệu

Các kiểu nhà lắp ráp phù hợp với mức chi phí 200 triệu như: nhà trọ, nhà xưởng, nhà cấp 4, nhà ống, nhà kho, chỗ để xe,…

Mức giá này đã cho phép bạn sở hữu căn nhà tốt hơn, phù hợp với trên 3 thành viên và 2 phòng ngủ. Các cửa sổ cũng được lắp đặt thích hợp, phần trần nhà cao, vừa đón ánh sáng đầy đủ, vừa tạo được độ rộng cho không gian bên trong. 

nhà lắp ghép giá rẻ 14
nhà lắp ghép giá rẻ 15
nhà lắp ghép giá rẻ 16
nhà lắp ghép giá rẻ 17

8.Nhà lắp ghép 300 triệu

Khi sở hữu trong tay khoảng 300 triệu, bạn có thể mạnh dạn đầu tư một căn nhà ống thiết kế chữ L hay kiểu nhà cấp 4 lắp ghép bao gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng tắm, phòng khách và bếp. Mặt khác, chi phí đầu tư xây nhà lắp ráp giá 300 triệu còn phù hợp đối với công trình 40m2 thiết kế đơn giản.

Ngoài ra, với khoảng 300 triệu nhà thầu, chủ đầu tư, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng một nhà kho, nhà xưởng, hay nhà máy sản xuất diện tích lớn. 

(Chi tiết hơn về dự toán xây nhà xưởng bạn có thể tham khảo qua bài viết: “Chi phí xây nhà xưởng 200m2 bao nhiêu – Dự toán chi tiết” sau).

Và dĩ nhiên đây chỉ là những dự tính, có thể chi phí phát sinh sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu.

Còn để muốn biết chính xác hơn về nhu cầu xây nhà lắp ghép giá rẻ, dự toán xây dựng bao nhiêu quý gia chủ, nhà thầu, chủ đầu tư,… nên tham khảo các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp nhằm được tư vấn rõ ràng hơn. 

nhà lắp ghép giá rẻ 18
nhà lắp ghép giá rẻ 19

Nhà lắp ghép thông minh

Công trình lắp ráp thông minh là loại nhà thông minh tiên tiến được lắp ghép từ vật liệu nhẹ tiên tiến, thay vì xây tường, mái bằng bê tông như nhà truyền thống.

Đây là sản phẩm rất được ưa chuộng tại các nước phát triển nên ngay khi xuất hiện tại Việt Nam, ngôi nhà thông minh này đã thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều người, như chủ sở hữu, chủ đầu tư và thậm chí cả nhà thầu.

Đặc điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Bền bỉ với thời gian
  • Dễ dàng di chuyển, cơi nới
  • Thân thiện môi trường

Chi phí:

Chi phí công trình lắp ráp thông minh sẽ được tính theo công thức:

Tổng chi phí xây dựng = tổng diện tích xây dựng (diện tích xây dựng + diện tích ban công + diện tích mái) × đơn giá xây dựng.

Trong đó: đơn giá của tòa nhà từ 4 triệu đến 6 triệu / m2.

Như vậy ta có thể thấy, giá xây nhà sẽ rơi vào khoảng 600 triệu – 800 triệu thậm chí là hơn tùy vào yêu cầu kết cấu.

Các mẫu nhà đẹp

Nhà lắp ghép thông minh
nhà lắp ghép thông minh1
nhà lắp ghép thông minh2
nhà lắp ghép thông minh3
nhà lắp ghép thông minhq

Nhà lắp ghép 2 tầng đẹp

Mẫu nhà mái thái 2 tầng đẹp quá quen thuộc với công trình nhà ở Việt Nam. Theo đó, mô hình nhà này thường có vẻ ngoài nổi bật hơn so với những ngôi nhà được xây dựng bằng các phương pháp truyền thống khác.

Đặc biệt, nếu bạn lo lắng công trình 2 tầng lắp ráp thô cứng của khung thép thì có thể thiết kế mái thái, kết hợp thêm hệ thống dầm, kèo thép lớn giúp ngôi nhà trông cao ráo và thanh thoát hơn.

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ nhà cao
  • Dễ dàng kiểm soát chất lượng khi thi công
  • Tuổi thọ lâu đời
  • Phù hợp ngay cả với nền đất yếu
  • Dễ dàng thay đổi di chuyển

Chi phí xây dựng:

  • Chi phí thiết kế từ 100.000đ – 200.000đ cho mỗi m2 xây dựng.
  • Giá xây dựng phần thô hoàn thiện: 2.800.000đ – 3.200.000đ / m2.
  • Tổng chi phí xây dựng, chìa khóa trao tay công trình: 4.500.000 – 6.500.000 vnđ / m2.

Thông thường, với công trình lắp ráp 2 tầng sẽ có giá từ 500 triệu trở lên.

Các mẫu nhà đẹp

Nhà lắp ghép 2 tầng
Nhà lắp ghép 2 tầng1
Nhà lắp ghép 2 tầng2
Nhà lắp ghép 2 tầng3
Nhà lắp ghép 2 tầng4
Nhà lắp ghép 2 tầng5

Nhà lắp ghép Zentado

Nhà lắp ráp Zentado hay còn gọi là nhà di động với kết cấu 4 lớp là giấy dầu, tôn, lớp cách nhiệt và khoảng tôn rỗng giúp đối lưu không khí, cách âm.

Sản phẩm được thiết kế tối giản để tăng tính thực dụng, kết cấu hoàn toàn là khung kẽm với các mối hàn kín nên nhẹ nhưng chắc chắn.

Ưu điểm:

  • Sở hữu thiết kế độc đáo, mới lạ
  • Không cần sử dụng bê tông cốt thép
  • Thời gian lắp ghép nhanh chóng
  • Tiết kiệm chi phí

Chi phí làm nhà

Chi phí nhà lắp ráp Zentado rẻ tùy vào mô hình kết cấu nhà. Thông thường, giá của nhà lắp ráp Zentado sẽ dao động trong khoảng 100 – 400 triệu.

Mẫu nhà đẹp

nhà lắp ghép zentado
nhà lắp ghép zentado1
nhà lắp ghép zentado2

Vật liệu thi công nhà lắp ghép

Hiện nay có 2 loại tấm bê tông nhẹ được ứng dụng xây nhà lắp ráp phổ biến là tấm EPS và tấm bê tông khí:

1.Tấm bê tông EPS

Bê tông nhẹ EPS là một trong những loại vật liệu nhẹ hàng đầu được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng.

Ưu điểm:

Trong đó, tấm được cấu tạo từ xi măng, cát, nước, hạt EPS mang tới nhiều ưu điểm xây nhà lắp ghép đẹp vượt trội như:

  • Mang tới giải pháp xây nhà nhanh hơn gấp 3 lần so với cách xây truyền thống. Cụ thể, khi xây dựng với tấm EPS, chỉ việc lắp ghép các khổ tấm to, bề mặt tấm phẳng mịn nên không cần phải sơn bả. Do vậy sẽ vừa đẩy nhanh tiến độ thi công mà vừa tiết kiệm công thợ.
  • Tấm tường bê tông siêu nhẹ EPS tích hợp nhiều tính năng như: chịu tải trọng tốt, chống va đập. chống cháy, cách nhiệt và cách âm hoàn hảo.
  • Bề mặt tấm phẳng, mịn giúp có thể sơn bả, treo tường, trang trí dễ dàng
  • Tấm EPS được ứng dụng làm trần, vách ngăn không gian, làm sàn, làm tường,… cho các công trình nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà trọ, khu biệt thự resort, phòng sạch – kho lạnh, siêu thị, phòng khám, nhà hàng,…

Nhược điểm tấm bê tông EPS:

  • Dễ bị nứt nếu không thi công đúng kỹ thuật
  • Chưa phổ biến như bê tông khí chưng áp

2. Tấm bê tông khí chưng áp ALC

Tấm bê tông khí ALC sản phẩm vật liệu nhẹ xây dựng ứng dụng công nghệ bê tông khí chưng áp với các thành phần cát, vôi, thạch cao, xi măng, tro bay, bột nhôm và phụ gia.

Trong đó tấm bê tông khí ALC cũng được biết đến với các ưu điểm nổi bật sau:

  • Thi công nhanh chóng, gấp 2 – 3 lần so với truyền thống.
  • Kích thước tấm to, trọng lượng tấm nhẹ
  • Tấm cho khả năng chịu tải trọng tốt, cách nhiệt, cách âm hoàn hảo.
  • Bề mặt tấm phẳng mịn nên không cần phải trát vữa, chỉ việc bả rồi sơn, tiết kiệm chi phí vật liệu và công thợ
  • Tấm cho ứng dụng rộng rãi như: làm trần, vách ngăn, làm sàn, tường,… cho các công trình nhà dân dụng, nhà xưởng, kho,…
  • Tiêu chuẩn chất lượng tấm tốt

Nhược điểm tấm bê tông khí

  • Giá thành cao so với mặt bằng chung các loại tấm bê tông nhẹ
  • Khả năng ngậm nước rất cao
  • Tấm dễ bị đồ vật sắc nhọn như thìa, dao,… tác động làm méo mó, mất đi hình dáng nguyên vẹn ban đầu.

Tham khảo thông tin chi tiết về ưu, nhược điểm báo giá tấm bê tông khí chưng áp

nhà lắp ghép giá rẻ23
nhà lắp ghép giá rẻ23

Kết luận

Nhà lắp ghép giá rẻ 50 triệu, 140 triệu – 300 triệu bằng tấm bê tông nhẹ là giải pháp xây dựng được khuyến khích sử dụng hiện nay. Không chỉ bởi đem đến nhiều lợi ích cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống thấm, việc xây nhà lắp ghép vật liệu nhẹ còn giúp chủ đầu tư, nhà thầu, gia chủ,… tối ưu chi phí, tiết kiệm 1/3 – 1/2 thời gian thi công.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *