Vách chống ồn – Tổng hợp 5 loại vách cách âm tốt nhất

vách ngăn chống ồn Glumic4

Vách chống ồn hiện nay có 5 loại tốt nhất. Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn loại nào là phù hợp thì có thể xem chi tiết đánh giá ưu nhược điểm từng loại kèm giá sau đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Gợi ý: 5 sản phẩm bê tông siêu nhẹ làm vách cách âm hiệu quả nhất

Vách chống ồn là gì? Tầm quan trọng

Vách chống ồn là loại vật liệu sử dụng làm vách ngăn không gian nhà có tác dụng chống ồn, cách âm. Theo đó, việc sử dụng tấm vách ngăn chống ồn sẽ làm giảm tối đa mức truyền âm thanh giữa 2 không gian với nhau.

Trước những phát triển đáng kể của ngành xây dựng, những yêu cầu về khả năng chống ồn đặc biệt quan trọng giúp mang đến những tiện ích về âm thanh (tránh tiếng ồn, hay gây ra sự ồn ào) cho mọi loại công trình xây dựng khác nhau.

Những không gian cần lắp đặt vách ngăn chống ồn là: phòng thu, phòng karaoke, rạp chiếu phim… hay những không gian nhỏ như văn phòng, phòng ngủ…

Vách chống ồn5
vách chống ồn3
vách chống ồn11
vách chống ồn7
vách chống ồn6

5 Loại vách ngăn phòng cách âm tốt nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tấm vách ngăn chống ồn. Tuy nhiên, dựa theo thị hiếu của người tiêu dùng, ta có thể liệt kê 5 loại tấm vách ngăn chống ồn tốt và ưa chuộng nhất nhất hiện nay như:

1. Tấm thạch cao

Tấm thạch cao là loại vật liệu chống ồn được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà: nhà dân dụng, biệt thự, căn hộ, khách sạn, nhà hàng, văn phòng,…

Ưu điểm:

  • Cho khả năng chống ồn tốt lên tới 70dB
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Tính bền tương đối

Nhược điểm:

  • Chi phí cao

Giá tấm thạch cao:

  • Tấm thạch cao chống ồn nhẹ, (sử dụng bông thủy tinh): giá dao động từ 246.000 – 351.000VNĐ/m2
  • Tấm thạch cao tiêu âm 1 mặt: giá từ 430.000 – 570.000VNĐ/m2
  • Tấm thạch cao chống ồn trung bình: giá dao động từ 354.000 – 441.000VNĐ/m2
  • Tấm thách cao chống ồn siêu tốt: giá dao động từ 410.000 – 510.000VNĐm2
vách chống ồn 13
Tấm thạch cao chống ồn được sử dụng chủ yếu làm trần

2.Tấm xốp XPS

Là loại vật liệu chống ồn khá phổ biến và được sử dụng chủ yếu cho nhà xưởng. Tấm có cấu tạo từ xốp XPS cho khả năng cách âm, chống mốc và chống ẩm.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ
  • Ngoài khả năng cách âm tấm còn chống mốc, ẩm

Nhược điểm:

  • Tính cách âm không được đánh giá cao
  • Thi công tốn nhiều công

Giá tấm xốp XPS

  • Loại xốp cách nhiệt Trung Quốc (màu xanh lá): giá từ 63.000 – 111.000VNĐ/tấm
  • Xốp XPS – Kun FOAM (màu vàng): giá từ 82.000 – 153.000VNĐ/m2
  • Xốp XPS – ECO FOAM (xanh lá): giá từ 100.000 – 334,000VNĐ/m2
  • Xốp XPS – Cool FOAM (xanh da trời: giá từ 95,000 – 170,000VNĐ/m2
vách chống ồn1
Hình ảnh tấm xốp XPS cũng được ứng dụng khá phổ biến làm vách tường ngăn cách âm

3. Tấm xi măng – Vách chống ồn giá rẻ nhất

Là loại tấm có cấu tạo chủ yếu bằng xi măng (chiếm 70%) được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng đặc biệt là để làm tường ngăn chống ồn.

Ưu điểm:

  • Tấm cho khả năng chống ồn, chống ẩm rất tốt
  • Chi phí đầu tư rẻ
  • Thi công dễ dàng

Nhược điểm:

  • Tính cách âm chưa thực sự đánh giá cao
  • Tính chắc chấm tấm kém

Giá tấm xi măng chống ồn

Có giá động từ 52.000 vnđ/m2 – 110.000 vnđ/m2.

vách chống ồn2
Tấm xi măng cũng đươc ứng dụng phổ biến làm vách ngăn chống ồn

4. Sử dụng gỗ làm vách ngăn

Từ lâu, gỗ được xem như vật liệu có tính chống ồn khá cao. Vì thế, nhiều gia chủ đã lựa chọn các loại gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để làm vách ngăn phòng cách âm.

Thông thường, tấm cách âm bằng gỗ thường ứng dụng cho các không gian rộng rãi, yêu cầu sự sang trọng.

Bên cạnh sử dụng gỗ thuần, chúng ta có thể kết hợp gỗ cùng nhiều vật liệu khác như gương, …để tạo hiệu ứng thẩm mỹ. Đồng thường biến hóa vách ngăn phòng cách âm trở nên độc lạ, tránh sự đơn điệu.

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ đẹp
  • Giá thành phải chăng

Nhược điểm:

  • Cho khả năng chống ồn tương đối, không quá nổi trội
  • Dễ cháy

Giá tấm gỗ làm vách ngăn phòng cách âm

  • Gỗ phủ Melamin – MDF thường: giá dao động từ 195.000 – 325.000VNĐ/m2 tùy kích thước
  • Gỗ phủ Melamine – MDF chịu ẩm: giá dao động từ 225.000 – 365.000VNĐ/m2 tùy kích thước
  • Gỗ phủ Melamine – HDF (Malai/Thái): giá dao động từ 225.000 – 365.000VNĐ/m2 tùy kích thước
Vách chống ồn 14
Hình ảnh vách ngăn chống ồn bằng gỗ

5. Ứng dụng tấm alu trong thiết kế vạch ngăn cách âm

Tấm Alu với chất liệu chính là hợp kim nhôm cao cấp. Chính vì thế, tấm alu làm vách ngăn luôn được ưa chuộng. Luôn đảm bảo vẻ đẹp hiện đại cho không gian, thiết kế này đang rất phổ biến trên thị trường.

Không chỉ ứng dụng vào tường ngăn cách phòng, tấm alu còn có nhiều ứng dụng khách vào các sản phẩm gia dụng, nội thất gia đình.

Ưu điểm:

  • Giá thành siêu rẻ
  • Linh hoạt trong sử dụng

Nhược điểm:

  • Cho khả năng cách âm, chống ồn ở mức tương đối
  • Tính thẩm mỹ kém
  • Được sử dụng chủ yếu làm tường ngăn văn phòng công ty, nhà vệ sinh,…

Giá tấm Alu:

  • Tấm Alu làm tường ngăn trong nhà thương hiệu Alcorest: 255.000 – 1.398.000VNĐ/ m2 tùy kích thước tấm
  • Tấm Alu làm vách tường ngăn trong nhà thương hiệu Trieu Chen: 360.000 – 1.215.000VNĐ/m2 tùy kích thước tấm
Vách chống ồn 15
Mẫu vách tường ngăn chống ồn tấm Alu

6. Tấm kính cách âm

Là loại vật liệu cho khả năng cách âm siêu tốt có cấu tạo từ 2 hay nhiều tấm kính ghép lại. Thông thường, tấm kính cách âm sử dụng chủ yếu trong vách ngăn chống ồn phòng làm việc, công ty,…

Kính cường lực cách âm chia làm hai loại: Kính trong và kính mờ. Cả hai loại vật liệu này đều được ứng dụng để trở thành vách tường ngăn phòng cách âm. Xu hướng sử dụng kính cường lực xuất hiện từ lâu nhưng đến bây giờ vẫn giữ được độ nóng.

Tường ngăn phòng cách âm với kính cường lực đảm bảo được nét sống tiện nghi, thoải mái. Chúng còn đảm bảo độ quan sát đối với các thành viên trong gia đình.

Ưu điểm:

  • Khả năng cách âm gần như là tuyệt đối
  • Khả năng chịu lực tốt
  • thẩm mỹ cao
  • chống cháy tốt

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Tính ứng dụng thấp

Giá tấm kính làm tường ngăn chống ồn:

Tấm kính tường ngăn cách âm có giá dao động từ 350.000 – 2.250.000VNĐ/m2 tùy theo độ dày kính

vách chống ồn6
Tấm kính làm vách ngăn chống ồn

7. Tấm bê tông nhẹ EPS cách âm

Tấm bê tông nhẹ EPS là loại vật liệu xây dựng mới nhưng được ứng dụng rất phổ biến và dần thay thế vật liệu gạch truyền thống trên thị trường. Tấm sử dụng làm tường, vách tường ngăn cách âm cho nhà dân dụng, nhà xưởng,…

Tấm có cấu tạo từ cốt liệu bao gồm xi măng, cát, nước, hạt EPS(một loại nhựa dãn nở có tên Expanded Polystyrene). 

Nhờ cấu trúc bọt xốp EPS cùng khả năng hấp thụ âm thanh tốt. Âm thanh bên ngoài tác động vào trong hay đi từ bên trong ra ngoài đều phải chuyển động theo đường ziczac.

Khi đó sóng âm sẽ bị chia nhỏ và làm giảm tối đa âm thanh sau khi xuyên qua tường. Nhờ vậy mà tấm bê tông nhẹ EPS có khả năng có khả năng cách âm lên đến 44 dB.

Ưu điểm:

  • Cho khả năng cách âm tốt
  • Ngoài cách âm tấm còn cho khả năng chống cháy, cách nhiệt, chống thấm
  • Thi công tường ngăn chống ồn tấm EPS dễ dàng, nhanh
  • Ứng dụng phổ biến

Nhược điểm:

  • Nếu so với gạch thường thì tấm có giá khá cao
  • Tính cách âm không thể tuyệt đối

Giá tấm bê tông nhẹ EPS làm vách ngăn cách âm:

Có giá dao động từ 290.000đ/m2 – 470.000đ/m2 tùy theo độ dày tấm

Xem thêm nếu bạn muốn biết chi tiết giá tấm bê tông nhẹ EPS

vách chống ồn4
Tấm EPS cách âm hiệu quả được ứng dụng chủ yếu làm tường, vách ngăn

Vách ngăn cách âm được đặt tại vị trí nào?

Vách tường ngăn là một thiết kế không thể thiếu đối với không gian nhà bạn. Tuy nhiên không phải bất kỳ nơi nào cũng có thể sử dụng vách ngăn phòng cách âm hiệu quả nhất.

Vì thế, chọn địa điểm đặt vách tường ngăn cũng như chất liệu tường ngăn phải đảm bảo tính phù hợp. Vậy những không gian nào cần tấm ngăn cách âm?

1. Vách ngăn cách âm phòng ngủ phòng khách

Phòng khách và phòng ngủ là hai không gian cần phân tách. Một nơi là không gian sinh hoạt chung, một nơi làm không gian riêng nên cần có giới hạn.

Vách tường ngăn phòng cách âm chính là sự lựa chọn hiệu quả, đảm bảo chất lượng cuộc sống cũng như tạo sự thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

Tại nơi này, bạn có thể chọn tấm alu làm tường ngăn hay vách ngăn bằng tấm EPS, gỗ công nghiệp để đảm bảo không gian sinh hoạt.

Các chất liệu này phù hợp để bạn chọn. Vừa phát huy tốt khả năng chống ồn, vừa thể hiện tính thẩm mỹ và ngăn cách tầm nhìn khá tốt.

vách chống ồn 16
Vách phòng khách và phòng ngủ nên là loại vật liệu cho khả năng chống ồn tốt như tấm EPS, Alu,…

2.Vách ngăn cách âm văn phòng ngủ – toa lét

Phòng ngủ và toilet cũng là nơi nên sử dụng vách tường ngăn phòng. Vậy đâu là chất liệu bạn nên chọn khi đặt vách âm tại vị trí này?

Muốn làm vách tường ngăn phòng ngủ thì kính cường lực, tấm tường EPS chính là vật liệu được ưa chuộng nhất.

Đây là các vật liệu không thấm nước, chống thấm rất tốt đảm bảo thời gian sử dụng lâu. Đặc biệt kính mờ có sự giới hạn về tầm nhìn, vẫn đảm bảo không gian riêng tư.

3.Phòng tắm – phòng ngủ có cần vách ngăn cách âm?

Tương tự như toa lét, phòng tắm cũng cần tấm vách tường ngăn phòng chống ồn đối với phòng ngủ.

Thông thường, chất liệu kính cường lực mờ được khá nhiều người ưa chuộng. Đảm bảo không gian riêng cho từng nơi, kính cường lực chống ồn, thể hiện sự tinh tế, hiện đại cho thiết kế nội thất gia đình bạn.

vách chống ồn 17
Vật liệu tấm bê tông EPS mang lại giải pháp chống ồn vượt trội cho phòng ngủ

4.Đặt vách tường giữa phòng ngủ và phòng thay đồ

Nhiều gia chủ chọn thiết kế phòng ngủ và phòng thay đồ trong cùng một không gian.

Tuy nhiên, hai nơi trên cũng cần đặt vách tường ngăn phòng. Tại địa điểm này, vật liệu phù hợp có rất nhiều như gỗ, kính cường lực mờ,….

Mẫu mã thiết kế cũng khá đa dạng. Gia chủ có thể lựa chọn với nhiều màu sắc, kiểu dáng phù hợp với phong cách phòng ngủ để tạo sự đồng bộ.

5.Xây tường vách ngăn phòng khách và bếp

Nhiều gia đình chọn thiết kế nhà mở nên khi sinh hoạt chung, ta có thể từ phòng bếp nhìn thấy phòng khách và ngược lại.

Tuy nhiên, để thể hiện đẳng cấp cũng như tính riêng tư, xây tường vách ngăn phòng khách và bếp là lựa chọn tuyệt vời nhất bạn biết đến.

Kính cường lực mờ chính là ứng cử viên sáng giá cho vật liệu vách tường ngăn phòng cách âm ở địa điểm này.

Vách chống ồn18
Vách ngăn phòng khách và bếp thường thiên về trang trí nên vật liệu gỗ sẽ rất phù hợp

Các mẫu vách chống ồn thịnh hành

Để phù hợp với phong cách thiết kế và chạy theo xu hướng thịnh hành, vách tường ngăn phòng liên tục thay đổi mẫu mã và màu sắc.

1.Vách ngăn theo phong cách tối giản

Phong cách tối giản lấy cảm hứng từ Nhật bản. Theo phong cách này, các tấm vách ngăn cách âm thường sử dụng những tông màu đơn sắc như trắng, xám, ghi, nâu đất, …

Kết hợp cùng nhau theo gam màu tương đồng nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Thiết kế đơn giản, lượt bỏ những chi tiết nhỏ, rườm rà và giữ lại những thiết kế chủ đạo.

vách chống ồn 19
Vách ngăn tường tấm EPS đơn giản

2.Vách cách âm đa năng

Xây dựng nhà ở hẹp, nhỏ nhưng vẫn muốn công năng chống ồn phù hợp thì xu hướng vách ngăn đa di năng chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Thiết kế theo xu hướng này, tấm ngăn vừa thể hiện được đúng tính năng phân chia mà còn vừa có thể tiết kiệm không gian.

Tận dụng vách ngăn vào những mục đích sử dụng khác hay kết hợp cũng các thiết kế nội thất đem đến không gian hiện đại, năng động.

Vách chống ồn20
Vách ngăn phòng cách âm di động sử dụng chủ yếu tại văn phòng công ty

3. Tường ngăn di động

Bạn là người luôn có sự phá cách hay thường xuyên muốn setup phòng? Xu hướng chọn vách ngăn phòng di động sẽ giúp bạn thực hiện được sở thích.

Hiện nay, đây là thiết kế khá được ưa chuộng. Vách ngăn di động có thể thay đổi kích thước, địa điểm. Chúng đem đến không gian năng động, hiện đại.

Ở một số thiết kế, sự di động của vách ngăn giúp gia chủ tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên.

Gợi ý thi công vách ngăn chống ồn vật liệu nhẹ

Đây là phương pháp thi công vách ngăn phổ biến nhất hiện nay, có 5 loại vách ngăn bê tông nhẹ là tấm EPS, ALC, Cemboard,…

Được biết, việc sử dụng vách ngăn vật liệu nhẹ mang tới nhiều ưu điểm vượt trội như:

1.Phương án cách âm vượt trội

Nhờ có cấu tạo đặc biệt, tấm vách ngăn bê tông nhẹ cho khả năng hấp thụ âm thanh, giảm tiếng ồn đạt tiêu chuẩn. 

Cụ thể, tấm bê tông nhẹ có hệ số chống ồn ≥ 40dB, một trong những chỉ số ấn tượng mà khó có loại vật liệu nhẹ có thể đáp ứng được. 

Đặc biệt nếu so sánh với gạch truyền thống, tấm vách ngăn bê tông nhẹ còn cho khả năng chống ồn tốt gấp 2 – 3 lần tường truyền thống. 

Nhờ khả năng chống ồn vượt trội này, tấm vách ngăn vật liệu nhẹ được ứng dụng chủ yếu trong thi công làm vách ngăn phòng khách, phòng ngủ, quán karaoke, công trình bệnh viện, trường học,… 

vách chống ồn7
tấm vách ngăn vật liệu nhẹ có hệ số chống ồn lên tới 45dB

2.Tải trọng siêu nhẹ không ảnh hưởng tới kết cấu công trình

Với tải trọng siêu nhẹ, tấm vách ngăn phòng bê tông nhẹ phân chia không gian nhanh gọn mà không hề gây ảnh hưởng tới kết cấu công trình. 

Ngoài ra, việc thi công vách chống ồn bê tông nhẹ với keo hoặc vữa chuyên dụng còn đảm bảo mặt bằng thi công sạch sẽ, không bám bụi bẩn hay vữa thừa bám vào bề mặt sân, nhà. 

3.Liên kết dễ dàng, trang trí linh hoạt

Bề mặt tấm vách ngăn bê tông nhẹ rất phẳng nên dễ dàng liên kết với các loại vật liệu khác như gạch ốp lát, sơn bả, giấy dán tường,… 

Mặt khác, tấm vách ngăn bê tông nhẹ còn dễ dàng kết hợp với đèn, tranh tường trang trí tạo không gian kiến trúc mới lạ, hài hòa.

vách chống ồn3
Tấm vách ngăn glumic chịu tải treo lớn nên dễ dàng kết hợp với đèn, tranh tường trang trí

4 lợi ích khác của vách chống ồn vật liệu nhẹ

  • Kết cấu lõi thép giúp tấm vách chống ồn bê tông nhẹ Chịu lực cực tốt, chắc chắn

Tính cách nhiệt, chống cháy, chống thấm vượt trội: Tấm cho khả năng chống nóng, chống cháy, chịu lửa trên 120 phút. Ngoài ra, kết cấu đặc biệt của các tấm giúp ngăn chặn triệt để tình trạng nước xâm nhập hay thậm chí là các phân tử hơi nước siêu nhỏ xâm lấn. 

(Về tính cách nhiệt, để có hình dung rõ nhất bạn có thể đọc thêm bài viết “Tấm dán tường cách nhiệt, bê tông cách nhiệt khác nhau ở điểm gì?” để có lựa chọn tốt nhất cho mình”

  • Thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe: Tấm được sản xuất dựa trên công nghệ tiêu chuẩn không nung nên đặc biệt thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Cho tuổi thọ sử dụng lên đến 100 năm nên tiết kiệm chi phí bảo hành, sửa chữa sau này.

Ngoài ứng dụng làm vách ngăn phòng chống ồn, tấm bê tông nhẹ còn được ứng dụng xây nhà lắp ghép mang lại lợi ích chống cháy, cách nhiệt hoàn hảo cho công trình.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *