Cách chống thấm sân thượng để trồng cây được giới thiệu ở bài viết sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn mang tới giải pháp thi công chống thấm siêu hiệu quả cho gia chủ. Phương pháp này giúp gia chủ an tâm trồng cây mà không lo thấm dột gây nứt mạch như thông thường.
Gợi ý: làm sàn bê tông nhẹ cho khả năng chống thấm, cách nhiệt hiệu quả
4 Cách chống thấm sân thượng để trồng cây phổ biến nhất hiện nay
1.Cách chống thấm sân thượng bằng vật liệu gốc xi măng
Đây là loại vật liệu phổ biến và được sử dụng nhiều nhất do đặc tính dễ sử dụng cũng như đem lại hiệu quả tốt với mức chi phí vừa phải. Với đặc điểm là hỗn hợp gốc xi măng cho nên phương pháp này bám dính rất tốt với các bề mặt bê tông đặc chắc.
Ưu điểm phương pháp này là Khả năng bám dính cao lên bề mặt cần chống thấm và dưới áp lực nước.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là độ đàn hồi nhẹ và cần phải cán phủ một lớp bảo vệ.
Được biết phương pháp này ít được sử dụng cho chống thấm sàn mái nhất.
2.Chống thấm sân thượng với vật liệu chống thấm gốc PU
Đây là loại vật liệu có nhiều đặc tính nổi bật như độ đàn hồi cao, khả năng bám dính tốt, kháng lại tia UV hiệu quả.
Với phương pháp này bạn sẽ không phải sử dụng lớp phủ bảo vệ.
Lưu ý khi thi công: Đảm bảo về mặt khô hoàn toàn
Các bước thi công:
- Làm sạch bề mặt sân thượng
- quét lớp sơn gốc dầu lên sân thượng
3.Cách chống thấm sân thượng để trồng cây giá rẻ nhất
Đây là phương án chống thấm bằng hồ dầu. Với phương án này thợ thi công nên chú ý đến các bước làm sạch bề mặt sân thượng và chọn hồ dầu tốt để cho độ chống thấm hiệu quả.
- Bước 1: Làm sạch mặt bê tông sân thượng phía dưới. Ở bước làm sạch này thợ thi công nên lưu ý bề mặt phải bằng phẳng, sạch bụi vữa và cả bụi mịn.
- Bước 2: Đổ, quét hồ dầu tốt lên bề mặt dày khoảng 1 phân
- Bước 3: Dán gạch lát lên như thông thường
- Bước 4: Dán thật kỹ các mép gạch lại bằng keo chống thấm chuyên dụng.
4.Cách chống thấm sân thượng để trồng cây bằng màng khò
Đây là vật liệu được sản xuất từ công nghệ sản xuất dầu mỏ gần giống như nhựa đường. Đặc điểm của phương pháp này là ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ đàn hồi cao, có khả năng kết dính cao, và chống thấm hiệu quả.
Để chống thấm sân thượng chắc chắn, giúp gia đình có thể an tâm trồng cây, gia chủ có thể tham khảo các bước chống thấm chuyên nghiệp bằng màng khò sau sau:
Bước 1: Khảo sát và dọn mặt bằng sân thượng
Khi đó, mặt bằng phải đòi hỏi sạch sẽ bằng phẳng. Nếu bề mặt sân thượng bị vữa xây rơi vãi lên bề mặt thì bắt buộc phải dùng búa bằm lên.
Bước 2: quét sạch bụi trên bề mặt.
Lưu ý, thợ phải thi công quét sạch bụi thì mới đảm bảo độ bám dính giữa màng khò và bê tông mới chắc chắn được.
Bước 3: Tưới nước để rửa trôi sạch bụi lần nữa.
Bước 4: quét lớp chống thấm
lên nền bê tông sân thượng. Lớp này có tác dụng chống thấm đồng thời là lớp gắn kết giữa bê tông và màng khò giúp tăng khả năng chống thấm hơn.
Lưu ý: quét phủ kín bề mặt, tại vị trí chân tường cũng quét lên cao khoảng 2 tấc. chờ lớp chống thấm khô rồi mới thực hiện thi công bước tiếp theo.
Tại vị trí bề mặt sân thượng và chân tường lan can sẽ tạo ra góc vuông. Góc vuông này gây hạn chế khả năng bám dính của màng khò lên tường.
Chính vì vậy trước khi quét lớp chống thấm bạn cần đắp một lớp vữa, tạo độ dốc để khi vuốt màng khò sẽ dễ xử lý hơn.
Bước 5: Thi công dán màng khò
Dùng khò, khò lần lượt vào tấm màng để làm chảy nhựa bitum ra và tăng độ bám dính. Đồng thời lấy chân dẫm, miết lên trên bề mặt để lớp keo bám sát chặt chẽ hơn.
Lưu ý: Dán theo chiều ngang của nhà. Bạn tiến hành đo chiều ngang sân thượng cần dán là bao nhiêu rồi cắt trước theo đúng kích thước đó
Tại các điểm D3: nên dán từ vị trí thấp nhất dán lên. Tại tấm tiếp theo, ta dán chồng lên 5 phân so với tấm phía trước. Khi đó nước sẽ chảy từ cao xuống thấp và thoát ra nhanh chóng mà không gây ứ đọng, thấm dột.
Tại các vị trí cuối góc, cuối tấm, bạn cần tiến hành khò đến khi tan chảy rồi lấy bay vuốt ở cách cạnh đó để lớp màng bám chắc vào tường, nước không thể vô được bên trong.
Bước 6: quét 1 lớp hồ dầu giữa màng chống thấm
Bước 7: Tiến hành lót gạch như bình thường.
Lưu ý: Khi lát gạch bạn nên lót nóng. Lót nóng có nghĩa là cán vữa tới đâu lót tới đó. Bởi nếu để nền kho mà lót sạch sẽ khiến sàn gạch dễ bị bợt và tăng độ bám tốt.
Lưu ý khi chọn gạch lát chống thấm cho sàn mái
Trước khi tiến hành lát gạch bạn nên lựa chọn các loại vật liệu gạch có tính chống thấm cao như:
- Chọn gạch phải có tác dụng chống trơn trượt
- Nên lựa chọn gạch có kích thước nhỏ để lát dễ. Căn chỉnh độ dãn nở dễ.
- Nên chọn các loại gạch lát có thành phần cấu tạo là đất sét, cát,… bởi những loại này cho độ hút nước tốt. Lưu ý trước khi lát gạch bạn nên ngâm gạch trước với nước.
Ngoài là cách chống thấm sân thượng để trồng cây hiệu quả, phương pháp này còn được ứng dụng rất nhiều trong chống thấm sàn nhà vệ sinh hay các khu vực hay phải tiếp xúc với nước, độ ẩm.
Cách chống thấm cho sân thượng làm bằng vật liệu nhẹ
Trường hợp sàn mái nhà làm bằng vật liệu nhẹ là tấm EPS thì thợ thi công có thể thực hiện các phương pháp chống thấm như bình thường.
Tuy nhiên, thợ thi công vẫn phải đảm bảo công đoạn rửa sạch bụi bẩn phải đạt hiệu quả tối đa nhất có thể.
Do đặc tính tấm EPS bề mặt phẳng mịn nên cũng dễ vệ sinh, cũng như cho độ bám dính tốt. (Nếu bạn chưa biết về tấm EPS thì có thể xem qua thông tin tấm tại bài viết ” bê tông nhẹ là gì? Báo giá tấm tường bê tông siêu nhẹ EPS”)
Đặc biệt, bản chất của tấm đã cho khả năng chống thấm tốt, do vậy khi kết hợp với các phương pháp chống thấm sẽ mang lại hiệu quả chống thấm dột đến tuyệt đối.
Xem thêm: Tỷ trọng bê tông tươi - Bê tông tươi và bê tông tự trộn, vật liệu nào tốt hơn?
Trên đây là các cách chống thấm sân thượng để trồng cây. Hy vọng rằng với những gợi ý trên của Glumic sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp thi công phù hợp với ngôi nhà mình.
Xem các đơn hàng khác