Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép là một trong những giai đoạn thi công móng rất được quan tâm. Bởi nếu không được tiến hành đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tường nhà bị nứt, kết cấu nhà kém,… Vậy các bước đóng cọc bê tông diễn ra như thế nào, mời bạn xem ngay ở những phần phân tích sau!
Gợi ý sử dụng tấm sàn bê tông nhẹ cho khả năng giảm tải trọng tác động lên móng tối ưu
Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép đúng kỹ thuật
Giả sử công trình lắp 2 đoạn cọc
1.Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép C1
Đoạn cọc đầu tiên dùng cẩu giữ cọc và giá ép. Thợ thi công sẽ điều chỉnh mũi cọc sao cho đúng vị trí thiết kế được định vị.
Độ thẳng đứng của cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến các cọc sau đó cho nên khi thi công bạn cần thật cẩn thận, căn chỉnh làm sao cho cọc đầu tiên trùng với đường kính của kích đi qua điểm định vị đó.
Nếu sai lệch quá nhiều thi công cọc sẽ bị xiên. Theo đó, độ sai lệch cho phép của trục cọc không được quá 1 phân.
- Đầu trên của cọc phải được gắn chặt với thanh định hướng của khung máy. Nếu máy không có thanh định hướng thì dùng đáy kích (hay đầu piston). Khi đó mới bắt đầu điều chỉnh van tăng áp, lưu ý tăng chậm dần đều.
- Để đoạn cọc đầu tiên cắm sâu dần vào trong đất một cách nhẹ nhàng, với vận tốc xiên không quá 1cm/s, không nhanh quá, không chậm quá. Khi cọc bị phát hiện nghiêng thì phải dừng lại ngay và điều chỉnh trục của cọc đó.
Quy trình thi công ép cọc có thể phù hợp, ứng dụng cho xây dựng nhà lắp ghép, khung thép với tấm bê tông nhẹ EPS. (Trong đó, bê tông siêu nhẹ là một trong những loại vật liệu nhẹ phổ biến, bán chạy nhất trên thị trường hiện nay)
2.Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép C2
Sau khi đoạn cọc đầu tiên xuống được độ sâu thiết kế rồi thì ta bắt đầu tiến hành cẩu đoạn cọc C2 và ép cọc.
- Khi ép cọc C2, cần chú ý cho bề mặt tiếp xúc giữa cọc C1 và C2 sao cho thật phẳng để đảm bảo độ khớp khi đấu nối. Bạn cần xem các chi tiết mối nối của đoạn cọc có vấn đề gì không sau đó dùng các máy hàn để hàn các bản mã vào để nối 2 đoạn cọc với nhau.
- Khi lắp đặt cọc C2 cần căn chỉnh làm sao cho đường trục của cọc C2 phải trùng với trục kích và trùng với cọc C1. Độ nghiêng cọc C2 không quá 1%.
- Tạo ra 1 lực tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc là khoảng 3 – 4 kg ở cọc C2 sau đó ta tiến hành hàn và nối cọc.
- Khi ép, tăng dần lực ép lên để máy có đủ thời gian cần thiết để tạo lực ép thẳng được ma sát và lực kháng của đất để cọc đi sâu xuống dưới.
- Đồng thời chú ý vận tốc cọc C2 đi xuống cũng không quá 1cm/s. Khi cọc C2 chuyển động đều thì mới tăng vận tốc đến 2cm/s. Trường hợp gặp một lớp đất cứng hay dị vật, cần giảm tốc độ xuống để cọc có đủ khả năng đi vào đất cứng hơn đó.
Khi nào cọc công nhận được ép xong?
Cọc được công nhận là ép xong thường thỏa mãn 2 điều kiện:
- Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn so với chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định.
- Lực ép tại các thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều dài xuyên sâu lớn hơn 3 lần đường kính hoặc có cả cạnh cọc đó.
- Vận tốc xuyên không đạt quá 1cm/s.
Các phương án thi công ép cọc
Như chúng ta biết, móng cọc hiện là một trong những cái móng thông dụng nhất hiện nay.
Đối với những nhà cao tầng, nhà dân khoảng 3 4 5 tầng, móng đạt được rất nhiều những cái yếu tố như là đảm bảo về độ an toàn khi thi công hay là độ chắc chắn trong ngôi nhà, trong tương lai.
Hiện nay có 2 phương án thi công ép cọc chính là: ép dương và ép âm
1.Ép dương
Tức là đào hố móng tới đỉnh cọc sau đó mang máy ép để tiến hành ép cọc tới độ sâu thiết kế cần thiết.
Ưu điểm của phương pháp này, là cho quá trình đào hố móng thuận lợi không bị cản trở bởi các đầu cọc.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ở những nơi có mực nước ngầm cao việc đào móng trước thì việc ép cọc khó thực hiện. Đặc biệt khi gặp trời mưa đòi hỏi phải hút nước ra khỏi móng thì mới tiến hành các bước xây dựng tiếp theo.
Mặt khác, việc di chuyển máy móc ở phương pháp ép cọc này sẽ rất khó khăn bởi móng sâu.
2.Ép âm
Ép âm là tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện cho việc di chuyển thiết bị ép sau đó là tiến hành ép cọc theo yêu cầu kỹ thuật.
Khi cọc đạt đến cao trình thiết kế, chúng ta cần 1 cọc dẫn bằng thép hình để ép cọc đến độ sâu thiết kế. Sau khi ép cọc đến độ sâu thiết kế bằng cọc dẫn đó thì tiếp theo là tiến hành đào đất để tiến hành thi công phần đài.
Ưu điểm phương pháp này là di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi ngay cả khi trời mưa to, không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm và tốc độ thi công ép cọc nhanh hơn so với phương pháp ép dương.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thêm một đoạn cọc dẫn để ép âm, công tác đào đất hố móng gặp nhiều khó khăn do phải đào thủ công. Ngoài ra, thời gian thi công phương pháp này cũng khá lâu.
Vậy chọn phương pháp ép dương hay ép âm?
Chuyên gia cho biết: “Căn cứ vào mặt bằng công trình và phương án đào hố móng như nào mà lựa chọn phương pháp ép dương hay ép âm phù hợp. Theo như kinh nghiệm của tôi, phương án số 2 là ép âm sẽ hiệu quả khi chúng ta đào móng sát ao”.
Phương pháp ép cọc
1.Ép đỉnh
Ép đỉnh là dùng lực ép tác dụng từ đỉnh để ép cho cọc xuống.
Phương pháp này có nhược điểm là gặp nhiều bất cập trong lắp đặt hệ thống giá, đòi hỏi có 2 hệ khung giá là hệ khung giá đỡ cố định và di động.
Tuy nhiên, đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
2.Ép ôm
Ép đỉnh là lực ép tác dụng từ 2 bên hông của cọc và do chấu ma sát tạo lên để chúng ta ép cọc xuống.
Phương pháp này không cần phải có khung giá di động. Tuy nhiên, lực ép ôm sẽ khó hạ sâu cọc so với cách ép đỉnh.
Thi công 2 phương pháp ép đỉnh và ép ôm ta có các giải pháp ép cọc ép tải và ép neo. Tùy vào công trình như thế nào mà ta có thể lựa chọn 2 cách ép cọc và ép tải. (Tìm hiểu thêm nếu bạn chưa biết về Ép tải cọc bê tông là gì, ép neo là gì và khi nào nên thi công ép tải, khi nào nên thi công ép neo.)
Chuẩn bị gì trước khi ép cọc
- Mặt bằng: phải dọn dẹp sạch sẽ, bỏ hết các chướng ngại vật
- Đưa cọc đến trước công trình, trước ngày ép khoảng 2 – 3 ngày để sắp xếp các vị trí của cọc sao cho cọc và máy ép không bị vướng, đảm bảo thuận tiện nhất cho công tác ép cọc.
- Giác móng cho công trình. Tại các vị trí giác đài móng thi công cho công trình, ta định vị, ép cho chính xác các cọc trong cái đài đó.
- Lắp khung vào đúng vị trí của cọc mà chuẩn bị ép. Sau đó chất đối trọng lên khung, lắp giá ép vào khung, điều chỉnh giá ép sao cho thẳng đứng.
Lưu ý khi thi công cọc bê tông cốt thép
Để đảm bảo quy trình đóng cọc bê tông cốt thép diễn ra đúng kỹ thuật, đạt chất lượng tốt nhất, gia chủ, thợ thầu cần lưu ý những điều sau:
1.Chuẩn bị
- Khi lựa chọn móng nhà là móng cọc thì đầu tiên chúng ta cần phải tính toán được tải trọng xuống tất cả những cái đài móng theo đúng như bản vẽ.
- Lựa chọn cọc làm sao cho phù hợp: Ví dụ cọc 20, 20 thì nó chỉ chịu từ 25 đến 35 tấn. Trong khi cọc 25 này có thể chịu từ 25 – 35 tấn.
- Cần phải đo đạc chính xác tránh bị sai lệch, ảnh hưởng đến vấn đề sau này là hoàn công.
- Trước khi thi công chúng ta cần phải có một bản hợp đồng với đơn vị đóng cọc. Bản hợp đồng này chúng ta cần lưu ý cái gì.
Thứ nhất là chúng ta lựa chọn loại cọc. Nên lựa chọn loại cọc có đầu đấu nối.
Thứ hai, trong hợp đồng, chúng ta phải lựa chọn được cái máy. Máy phải đảm bảo cái đồng hồ ấy cũng như có bảng quy đổi rất rõ ràng.
Lưu ý về hợp đồng đóng cọc: cọc người ta sẽ bán theo mét dài, chúng ta phải lưu ý việc bao nhiêu tiền dài, bao nhiêu tiền công đóng máy, mét máy hoặc là trọn bộ là bao nhiêu tiền.
2.Khi thi công
- Đóng cọc: Đoạn đầu tiên khoảng tầm 10 mét, 56 hoặc là 46,55 hoặc 64 Chúng ta cần theo dõi nó làm sao để tránh cái độ lệch tâm của cái cọc.
- Khi đóng đến cọc thứ 3, ví dụ như cọc 5m, 6m thì tải nó lên. Lúc này chúng ta cần phải chú ý đến việc là đạt được tải. Bởi vì khi vượt tải, dẫn đến việc nhổ neo, ảnh hưởng đến cái thứ hai. Ví dụ độ tải 45 tấn thì dừng, không được quá.
- Tránh cái việc nổ đầu cọc. Ví dụ cọc chịu được 45 tấn, nếu hơn sẽ dẫn đến hiện tượng nổ đầu cọc.
- Khi làm móng cọc, khi mà người ta chở cọc, chúng ta phải kiểm tra ngay. Thứ nhất là đảm bảo về số lượng cọc đến. ví dụ như cọc 10 đoạn, 4 m, 10 đoạn, 6m và 10 đoạn 5 mét thì chúng ta biết là nó khoảng tầm 150m dài. Sau này nó thừa hay thiếu, nó dùng hết thì chúng ta biết.
- Kiểm tra chất lượng cọc bằng cách dội nước vào để xem là cái cọc nó có nứt, nẻ nhiều không. Nếu cọc bị nứt nẻ nhiều cần phải thay thế.
Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép được liệt kê chi tiết dựa trên kinh nghiệm thi công bởi chuyên gia. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ về các bước thi công ép cọc và các phương án.
Để tham khảo nhiều thông tin khác về ép cọc, vật liệu xây dựng, giải pháp thi công,… bạn có thể xem thêm chi tiết tại chuyên mục blog của công ty Glumic Việt Nam.
Xem các đơn hàng khác