Chiều sâu chôn móng tối thiểu là bao nhiêu? Khi xây nhà, móng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn giải pháp để xây dựng. Bởi móng chiếm 90% sự bền vững của ngôi nhà. Có những ngôi nhà bị nghiêng, bị nứt hay bị đổ tất cả là do móng.
Vậy, làm sao để lựa chọn móng phù hợp với ngôi nhà và làm sao để xây dựng móng tiết kiệm, mời bạn hãy cùng tham khảo ngay những thông tin được chuyên gia đến từ công ty Glumic tư vấn sau đây!
Chiều sâu chôn móng tối thiểu?
Móng nhà chính là phần tiếp nhận tải trọng từ trên của nhà truyền xuống cột và từ cột truyền xuống móng và móng sẽ truyền lực xuống nền đất bên dưới.
Có 2 loại móng là:
1.Móng nông
Là loại móng được xây trên các hố đào và có độ sâu từ 1,2 – 3,5m tùy vào nền đất.
Đặc điểm của các loại móng nông là cho khả năng chịu tải trọng tương đối nhỏ, trung bình phù hợp với nền đất đỏ, bazan, cát pha sét hoặc sét pha sỏi.
Móng nông lại gồm:
Đối với móng đơn
Là một trong những phương án móng được ưu tiên lựa chọn trước. Nếu không sử dụng được móng đơn người ta mới tính đến các phương án móng khác, bởi chi phí móng đơn khá rẻ.
Móng đơn bao gồm móng đơn bê tông cốt thép, móng đơn gạch, là loại móng sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu
Chiều sâu chôn móng đơn thông thường trên nền đất tự nhiên là 1,2m – 1,6m.
Đối với móng băng (móng dầm)
Đây là phương án móng được sử dụng rộng rãi hiện nay và có chiều dài lớn hơn so với chiều rộng. Móng băng là một phương pháp móng băng 2 phương.
Là loại móng sử dụng các tường chịu lực, tường phụ hoặc các hàng cột, móng các công trình tường chắn.
Ưu điểm của loại móng này là: cho độ lún đều, dễ thi công hơn móng đơn, chỉ nên dùng khi có chiều rộng <1,5m(cho tính kinh tế hơn).
Đối với các công trình làm móng băng, cao tầng từ 3 – 4 tầng thì chiều sâu chôn móng sẽ từ 2, – 2,5m.
Chiều sâu chôn móng tối thiểu đối với móng bè
Là loại móng tốn khá nhiều chi phí bởi lượng bê tông cốt thép được đổ liền khối cho toàn bộ nền móng công trình.
Móng thường được sử dụng với nền đất yếu, ứng dụng nhiều cho công trình đào tầng hầm, công trình lớn.
Ưu điểm của loại móng này là cho chịu tải tốt hơn móng đơn và móng băng cũng như đặc biệt tối ưu cho những công trình có tầng hầm.
2.Móng sâu
Là loại móng sử dụng cọc bê tông hoặc là cọc khoan nhồi để khoan, cố định xuống nền đất bên dưới. Móng sâu khác móng nông là có lực, ma sát thông từ thành cọc với đất xung quanh để thực hiện nhiệm vụ chịu tải.
Thường móng sâu sẽ không quy định chiều sâu chôn móng bởi vì cây cột khi được truyền xuống sẽ có một đài móng tiếp nhận tải trọng đó và từ đài móng sẽ truyền qua cây cột và cây cột sẽ truyền xuống nền đất.
Do vậy chiều sâu chôn móng cọc phụ thuộc vào nền đất. Cụ thể, nếu nền đất yếu thì nên chôn sâu.
Móng sâu có 2 loại là:
- Móng cọc ép bằng bê tông: Chiều sâu móng cọc ép bê tông được xác định bởi máy ép cọc. Ví dụ với dàn ép 70 tấn, khi người ta dùng dàn ép xuống mà cọc không xuống nữa thì chứng tỏ đã cắm lên nền đất tốt. Và khi nhấc dàn lên ta tính được chiều sâu của móng.
- Móng khoan nhồi: Tức là khoan một cái lỗ rồi thả lồng thép và bơm bê tông vào trong đó. Đây là loại cọc được sử dụng cho các công trình lớn, từ 10 tầng trở lên. Bởi đây là loại cọc to, chịu tải trọng lớn.
Để thi công loại móng này, KTS phải lấy mẫu đất để tính toán được tình trạng của đất sẽ có những cường độ khác nhau lúc đó ta sẽ tính được chiều sâu làm sao cho cọc khoan nhồi vừa có độ cắm tốt vừa đảm bảo ma sát thẳng.
Chiều sâu móng nhà cấp 4
Chỉ sử dụng móng nông để thi công đơn giản. Các hố đá, móng bè có thể được sử dụng để xây dựng phần móng của ngôi nhà. Độ sâu móng cấp 4 từ 0,5m-1,5m. Đáy được lát bằng đá 4 x 6, 3 x 4 hoặc đá. Bên trên lắp dầm và đổ móng theo thiết kế.
Nếu móng sâu hơn phải xử lý nền đất yếu, có thể xử lý cọc dưới cọc kêt. Đối với đất yếu có độ dày 4m thì nên chọn cừ tràm có chiều dài trên 3,5m, đường kính từ 8 – 10cm.
Khi đóng cừ tràm phải đào sâu lớp đất yếu, đóng cừ với tỷ lệ 25 đến 30 cây / m2. Sau đó rải đá tiếp tục đặt cốt thép rồi đổ móng.
Chiều sâu móng nhà 2 tầng
Cách chọn chiều sâu móng nhà 2 tầng như sau:
- Trong mọi trường hợp, độ sâu chôn móng không được nhỏ hơn 1/5 chiều cao của công trình.
- Nền nông: 0,5 ~ 3m, không nhỏ hơn 0,5m
- Các loại móng sâu: tùy theo đặc điểm địa hình, địa chất.
- Đối với những công trình quy mô lớn, nếu sức chịu tải của lớp đất thứ hai tốt thì có thể đặt móng sâu xuống lớp thứ hai, hoặc dùng móng cọc xuống lớp dưới sẽ tốt hơn.
- Đối với công trình chịu tải trọng trung bình và nhỏ có thể dùng móng nông, hạ độ sâu của móng ở lớp đất thứ hai hoặc có thể làm thêm lớp đệm ở vị trí thứ nhất, đồng thời có thể đặt lớp đệm trong lớp đất thứ hai.
- Chiều sâu chôn móng phải đặt trong lớp đất tốt, chịu lực tối thiểu 0,3m.
Cách chọn móng phù hợp với nhà
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn móng:
- Tải trọng
- Nền đất
- Địa thế
Gợi ý làm sàn bê tông siêu nhẹ cho khả năng giảm tải trọng tác động lên móng, tiết kiệm chi phí làm móng
Dựa vào các yếu tố này ta có thể xác định loại móng phù hợp với công trình như:
1.Móng đơn (móng cốc)
Phù hợp với công trình nhà 1 tầng và nền đất tương đối ổn. Nếu nền đất yếu ví dụ như đất đồng bằng, có nước ở dưới thì nên gia cường nền đất bằng cọc tre. Là loại móng rẻ nhất.
Móng đơn dưới tường được áp dụng cho tường chịu lực có trị số nhỏ, nền đất tốt có tính nén lún bé.
Các móng đơn đặt cách nhau 3 – 6m dọc theo chiều tường và đặt dưới cột các góc nhà, tại các tường ngăn chịu lực và tại các chỗ có tải trọng tập trung trên móng đơn.
2. Móng băng
Phù hợp với những công trình 2 tầng trở xuống và đòi hỏi nền đất cứng hoặc nền đất được gia cường. Là loại móng đắt thứ 2
3. Móng bè
Phù hợp với công trình nhà 3 tầng trở xuống và đòi hỏi nền đất cứng hoặc đất phải được gia cường. Là loại móng đắt thứ 3
4. Móng cọc
Phù hợp với nhà 1,2,3,4,5,.. – 10 tầng và phù hợp với mọi nền đất và mọi địa thế. Và đặc biệt dùng cho công trình nhà phố gần mặt đường, hay bị rung. Là loại móng đắt nhất.
Những nền đất có mực nước ngầm cao, lực đẩy ngang lớn, lực đứng lớn đặc biệt khi chịu kéo.
Gợi ý giải pháp tiết kiệm chi phí móng nhà
Một trong những giải pháp xây dựng được đại đa số các tổng thầu, người làm việc thâm niên trong nghề ứng dụng để tiết kiệm chi phí móng là sử dụng vật liệu bê tông nhẹ EPS.
Với trọng lượng nhẹ chỉ 1m3 tường bê tông EPS nặng 800-850kg trong khi gạch thường là 1700kg – 2000kg việc thi công với tấm vật liệu nhẹ rõ ràng giúp làm giảm áp lực lên móng nhà một cách tối ưu.
Nhờ vậy mà quý gia chủ, nhà thầu có thể lựa chọn những phương pháp móng tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn đảm bảo được công trình nhà ở bền vững.
Được biết, ngoài có trọng lượng nhẹ, tấm bê tông EPS còn mang lại rất nhiều tính năng hữu ích mà gạch thường hay bê tông thường còn hẹn chế như: tính cách âm, cách nhiệt, chống ẩm rất tốt.
Đặc biệt với kích thước tấm to, bề mặt phẳng mịn không cần phải trát vữa, việc thi công với tấm EPS còn tiết kiệm chi phí thuê nhân công, đẩy tiến độ nhanh hơn gấp 2 – 3 lần so với xây dựng truyền thống.
(Xem thêm thông tin chi tiết về tấm EPS qua bài viết ” bê tông siêu nhẹ là gì ? Ứng dụng, đặc tính, báo giá tấm bê tông EPS” tại đây!)
Như vậy chiều sâu chôn móng tối thiểu sẽ phụ thuộc vào từng loại móng, còn móng nhà lại phụ thuộc vào kết cấu công trình mấy tầng, kiến trúc như thế nào. Việc chú ý tới chiều sâu móng và lựa chọn móng nhà phù hợp sẽ giúp đảm bảo công trình vững chãi, bền bỉ cũng như tránh vết nứt.
Xem các đơn hàng khác