Tại sao phải bảo dưỡng bê tông? Theo như chuyên gia, việc bảo dưỡng bê tông sẽ giúp hạn chế tình trạng nứt nẻ trong trong quá trình bê tông thủy hóa. Nếu được bảo dưỡng đúng kỹ thuật bê tông sẽ đảm bảo được độ bền, chắc chắn cho công trình.
Tham khảo TOP 7 sản phẩm sàn bê tông nhẹ thi công không cần bảo dưỡng, tiết kiệm thời gian
Tại sao phải bảo dưỡng bê tông?
Bảo dưỡng bê tông là một trong những công việc quan trọng mà bất cứ công trình nào, đội thợ cũng cần phải chú ý để đảm bảo kết cấu, chất lượng công trình. Vậy tại sao cần phải bảo dưỡng bê tông:
Hiểu sơ bộ, bảo dưỡng bê tông là công tác cấp nước cho quá trình thủy hóa của xi măng. Việc giữ ẩm bê tông trong thời gian dài là hết sức cần thiết. Bê tông chỉ đạt được chất lượng cao khi được đông kết trong môi trường ẩm và va chạm mạnh.
Nếu chúng ta không thực hiện công tác bảo dưỡng hoặc thực hiện không đúng cách thì chất lượng bê tông không đảm bảo. Đặc biệt dễ gây rạn nứt chân chim và kết cấu bê tông không đảm bảo về lâu dài.
Thông thường sau khi đổ bê tông sàn khoảng 2 tiếng ta bắt đầu tiến hành bảo dưỡng
4 Sai lầm khi bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông là một bước rất quan trọng trong việc là đi bê tông đạt cường độ R28. tức là bê tông sẽ đạt cường độ lớn nhất và đạt tải trọng mong muốn lên sàn bê tông.
Tuy nhiên, trong quá trình bảo dưỡng, những tưởng các kỹ thuật bảo dưỡng được đảm bảo thế nhưng, hầu hết thợ đều mắc 4 sai lầm này khi bảo dưỡng bê tông như:
1.Không phải cứ tưới nước là đủ
Khi trời nắng nóng, hanh khô tưởng chừng như tưới nước là đủ.
Chuyên gia giải đáp, đúng ra chúng ta phải phủ một lớp ni lông lên mặt bê tông để tránh mất nước của bê tông. Bởi nếu không đặt nilon, việc mất nước sẽ diễn ra nhanh, quá trình diễn da đông cứng bị ảnh hưởng và dẫn tới bê tông bị nứt chân chim hay bị nứt sàn bê tông.
2. Tháo dỡ cốp pha quá sớm
Thông thường chúng ta hay mắc trường hợp tận dụng cốp pha ở tầng dưới để tháo lên tầng trên để sử dụng hoặc trong quá trình chồng mộc.
Việc tháo quá sớm khiến bề mặt bê tông không được giữ hơi nước. Bởi vì bản thân tấm cốp pha là nơi duy trì hơi nước, giữ độ ẩm cho bê tông.
Trường hợp tháo bê tông quá sớm, tức sớm hơn là 21 ngày trong khi thời gian chờ là 20 – 30 ngày sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, kết cấu bê tông dẫn đến sụt lún.
3. Xịt nước không đều
Khi bảo dưỡng bê tông, xịt không đều nước. có những chỗ ướt đậm quá hoặc những chỗ xịt qua loa thì những vị trí mà làm qua loa đó dẫn tới quá trình đông cứng diễn ra không đạt như mong muốn.
Nó dẫn tới những chỗ không có hơi ẩm hay bị nứt chân chim. Lời khuyên khi chúng ta đổ bê tông xong nên be bờ, bơm nước lên đó và ngâm trong vòng 1 tuần. Sau đó bảo dưỡng định kỳ mỗi ngày 2- 3 lần, tùy vào thời tiết có hanh khô không, có mưa không?
Khi bê tông của chúng ta chưa đạt đủ cường độ 28 ngày ta không nên đặt nhiều đồ đạc lên sàn đó.
Bởi việc đặt quá sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông. Qua 28 ngày thì đây mới là thời điểm chất lượng bê tông gọi là tốt nhất, đạt cường độ cao nhất.
Nếu phạm phải 1 trong 4 sai lầm trên sẽ khiến sân thượng xuất hiện các vết nứt. Để giải quyết triệt để các vết nứt, bạn có thể tham khảo 4 cách chống thấm triệt để tại bài viết cách chống thấm sân thượng để trồng cây sau đây.
Bảo dưỡng bê tông như thế nào?
Bên cạnh những thắc mắc tại sao phải bảo dưỡng bê tông thì cũng có rất nhiều thợ thi công không biết bảo dưỡng bê tông như thế nào?
Theo như kinh nghiệm đến từ các tổng thầu chia sẻ, khi đổ bê tông xong, tùy từng mùa và vùng mà có những cách bảo dưỡng khác nhau. Cụ thể,
1. Bảo dưỡng bê tông móng
Cũng như bê tông đổ mái, sàn, bê tông móng cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thủy hóa. Cụ thể, ở môi trường quá khô, nước, độ ẩm trong bê tông bốc hơi nhanh, khiến không còn đủ lượng ẩm cần thiết trong quá trình thủy hóa.
Từ đó cường độ bê tông không ngừng giãn nở và gây ra hiện tượng nứt nẻ. Ngoài ra, sự nứt nẻ còn ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ từ 20 độ C – 30 độ C, xi măng thủy hóa chậm và cao trên 40 độ C thì tốc độ thủy hóa nhanh.
Tránh va đập vật lý với bê tông
Phun nước và ngâm nước vào bê tông để giữ độ ẩm
Phun nước vào gỗ, cốp pha bê tông móng là cách giữ ẩm hiệu quả. Lưu ý chu kỳ phun nước phải đều đặn và phun nước với tia nhỏ để cung cấp hơi ẩm thường xuyên. Nếu đổ bê tông móng nhà mái thái thì bạn có thể xây hàng be bờ để ngâm nước xi măng. Khi đó, sau 1 giờ chỉ cần khuấy đều xi măng để tránh tình trạng đọng xi măng một chỗ là được.
Trong 7 ngày ta cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông móng
Còn nếu trong 2 ngày mưa thì bạn cần che chắn thật kỹ và không tác động vật lý mạnh lên bê tông.
Thời gian phun nước bê tông
Trong 1 tuần đầu, mỗi ngày phun 3 giờ/lần tùy vào thời tiết quá nóng hay không. Trong khoảng 14 – 18 ngày tiếp theo, phải tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm. Nếu trời mát có thể rút ngắn. Nếu muốn khả năng giữ nước cao nhất có thể phủ lên lớp cát mạt cưa, rơm rạ, các tấm phủ, hoặc dùng màng polyethylene.
Thời gian dỡ cốp pha
Chỉ được tháo khi cấu kiện bê tông đạt đủ sức bền và kết cấu ổn định. Thông thường, khoảng thời gian đảm bảo chất lượng bê tông đủ điều kiện sẽ rơi vào khoảng 3 – 4 tuần sau khi đổ.
2. Cách bảo dưỡng bê tông tươi và bê tông tự trộn
Phương pháp tưới nước trực tiếp
Nếu là trời hanh khô, thời tiết nắng, khi đổ bê tông xong khoảng 2 tiếng bề mặt bê tông bắt đầu khô thì tưới nước. Sau đó, khoảng 30 phút – 1 tiếng nếu bề mặt sàn khô ta lại tiếp tục tưới tiếp, đặc biệt là buổi trưa.
Thời gian bảo dưỡng bê tông khoảng 4 – 6 ngày. Những ngày đầu tưới ở tần suất lớn hơn, dày hơn như 1 tiếng 1 lần. Còn thời tiết mà dâm mát thì khoảng 2 – 3 tiếng 1 lần. Còn những ngày còn lại thì tưới 1 ngày 2 lần.
Để đảm bảo tuyệt đối 100% thì sử dụng thêm túi nilon. Khi sàn đổ xong, cắt lấy một khổ nilon căng hai đầu và đậy nilon sao cho hết bề mặt sàn.
Đặt be ngâm nước để bảo dưỡng bê tông
Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho bê tông sàn bằng cách bơm một lượng nước trực tiếp phủ hết bề mặt sàn. Như vậy sàn bê tông sẽ luôn được giữ ẩm và cấp nước.
Phương pháp ủ ướt bê tông
Dành cho những hệ nhưng cột, móng, bề mặt đáy sàn và sàn. Bằng cách xử dụng nilon ngâm nước, bao bì ướt phủ lên các bề mặt bê tông cần bảo dưỡng.
Bảo dưỡng bê tông bao nhiêu ngày
Theo như cách bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật thì sau khi đổ bê tông, tuần đầu tiên, ta cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông.
Như đã nói, nếu trong 2 ngày sau khi đổ mà gặp mưa thì tiến hành che chắn tránh tình trạng nước mưa làm rỗ lớp bê tông.
Trong 7 ngày đầu, ban ngày từ 3 giờ/ lần, ban đêm tưới ít nhất 1 lần. Từ 14 – 18 ngày sau thì tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm. Công việc này duy trì đều đặn trong vòng 1 tuần lễ sau ngày đổ bê tông và tần suất có thể tăng giảm phụ thuộc vào thời tiết.
Không lo bảo dưỡng bê tông với tấm bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ EPS là một trong những loại vật liệu xây dựng công nghệ mới được nghiên cứu ra đời nhằm khắc phục mọi nhược điểm hạn chế của gạch xây truyền thống và bê tông truyền thống.
Cụ thể, với tấm bê tông EPS việc thi công diễn ra nhanh chóng, đơn giản không cần phải trát tường.
Đồng thời, khi làm sàn tấm bê tông EPS sẽ không phải mất thời gian chờ bê tông đạt chuẩn hay phải chú ý đến cách bảo dưỡng bê tông. Mọi công đoạn xây dựng với tấm EPS sẽ được thực hiện xuyên suốt rất nhanh chóng.
Được biết, nhờ những ưu điểm này mà tấm EPS mang tới giải pháp thi công nhanh hơn gấp 2 – 3 lần so với cách xây dựng truyền thống.
Xem thêm thông tin về tấm EPS nếu bạn chưa biết bê tông siêu nhẹ là gì ứng dụng, đặc tính, báo giá tấm bao nhiêu?
Trên đây là các giải đáp về tại sao phải bảo dưỡng bê tông. Hy vọng rằng với những thông trên sẽ giúp gia chủ, nhà thầu hiểu hơn về các cách bảo dưỡng bê tông cũng như có phương pháp bảo dưỡng, ứng dụng vật liệu tốt nhất cho mình.
Xem các đơn hàng khác