Ép tải cọc bê tông là gì? Giải đáp câu hỏi này, chuyên gia không chỉ đưa ra định nghĩa chi tiết ép tải cọc bê tông mà còn chỉ ra ưu, nhược điểm của 2 phương pháp ép cọc âm là ép tải cũng như ép neo để quý gia chủ dễ dàng lựa chọn phương pháp ép cọc cho công trình nhà ở của mình.
Gợi ý làm sàn bê tông nhẹ để giảm chịu tải móng nhà, tiết kiệm chi phí móng nhà
Ép tải cọc bê tông là gì?
Ép tải cọc bê tông là phương pháp ép cọc phổ biến hiện nay sử dụng đối trọng bằng sắt hoặc bê tông kết hợp với dàn thủy lực để đưa cọc vào lòng đất.
Đây là phương pháp ép cọc đòi hỏi mặt bằng rộng rãi, thông thoáng, tối thiểu chiều ngang nhàng cũng phải từ 4m trở lên.
Ưu điểm của ép tải là tùy biến tác tác động tải lên cọc bao nhiêu theo ý người thợ, mang đến chất lượng ép tải lớn, điều chỉnh dễ dàng và an toàn cho người dùng. Đối với nhà phố, tối đa tải ép lên đầu cọc là 70 tấn.
Khi nào nên ép tải và ép neo
1. Phương pháp ép neo là gì?
Ép neo là phương pháp sử dụng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng đến các cục tải để ép cọc xuống phía dưới đất thi công. Dễ hiểu hơn, thay vì việc phải sử dụng tải sắt hoặc tải bê tông thì mũi neo sẽ được khoan sâu xuống lòng đất, tại vị trí thi công để làm đối trọng.
Phương pháp sử dụng các thiết bị như: Mũi khoan neo, máy ép thủy lực.
Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, không làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh, phù hợp với khu vực có địa hình chật hẹp, thi công êm ái, chip phí rẻ hơn và chủ đầu tư có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng cọc.
Ví dụ ép Neo và ép tải đều sử dụng ép cọc, biện pháp ép neo dùng mũi neo xuống đất làm đối trọng. Nghĩa là, khi ép neo thì sẽ không sử dụng tải mà sử dụng mũi khoan, khoan xuống đất và làm đối trọng để ép cọc xuống.
Còn đối với trường hợp ép tải thì dùng tải làm đối trọng, nghĩa là sử dụng tải hai bên để giữ cái giàn ép cọc để ép xuống làm cái đối trọng.
Ví dụ muốn ép 60 tấn thì tải phải lớn hơn là 1,4 lần của 60 tấn. Còn ép neo thì sẽ sử dụng mũi khoan, khoan neo xuống đất bằng cách giữ cái giàn ép.
2. So sánh phương pháp ép neo và ép tải
Về giống nhau
Cả 2 cách ép đều sử dụng đối trọng để ép cọc xuống. Đồng thời cả 2 đều ứng dụng cho cọc ép âm.
Về khác nhau
Ép Neo | Ép cọc bê tông tải |
Dùng mũi khoan đất làm đối trọng | Dùng tải làm đối trọng |
Nếu sử dụng ép neo thì tải trọng từ 40 đến 45 tấn, vì khi khoan xuống đất giữ đối trọng tải trọng ép sẽ nhỏ hơn là chỉ từ 40 – 45 tấn | Tải trọng từ 60 – 90 tấn hoặc có thể hơn. |
Thi công được trong hẻm nhỏ 2m, 1m8 | Thi công được trong hẻm từ 2,5m trở lên mới có thể vận chuyển được cọc và máy móc |
Thi công ở mặt bằng r ộng2,5m. Ví dụ bề rộng nhà 2,5 x 10m thì có thể sử dụng được giàn máy ép neo. | Phù hợp thi công mặt bằng 3,5m trở lên. Bởi phải cẩu tải trọng từ vị trí này sang vị trí khác nên rất phức tạp. |
Cần số lượng cọc nhiều. Ví dụ ngôi nhà cần 600 tấn, ép neo cần 20 tấn cọc thì cần 30 cọc. trong khi đó ép tải cần 30 tấn/cọc nên chỉ cần 20 cọc. | Cần số lượng cọc ít hơn. |
Ép cọc bê tông sâu bao nhiêu? Chiều sâu ép neo ngắn, chỉ ép được khoảng 5m | Ép tải chiều sâu ép dài hơn |
Ảnh hưởng nhà hàng xóm ít do ép tải trọng nhỏ hơn | Ảnh hưởng nhà bên nhiều hơn |
Đỡ tốn nhân công và máy hơn | Tốn nhiều nhân công và máy bởi phải cẩu, vận chuyển tải tới nên sẽ tốn công và tốn máy thi công. |
An toàn hơn vì tải trọng ít, không phải cẩu | Nguy hiểm hơn vì lực ép lớn nên khả năng đẩy trồi nhà bên cạnh sẽ cao hơn. |
3. Chọn ép cọc neo hay ép tải khi xây nhà phố
Bên cạnh các thắc mắc về ép tải cọc bê tông là gì? Sau khi hiểu định nghĩa về 2 phương pháp ép cọc này có rất nhiều thợ thi công băn khoăn về khi nào nên sử dụng ép neo và khi nào nên sử dụng ép tải?
Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Hoàng Nhất Minh cho biết: “Tùy vào điều kiện và địa hình cho phép mà nhà phố nên lựa chọn ép neo hoặc ép tải.”
Cụ thể, nếu nhà móng yếu nếu sử dụng ép tải sẽ rất dễ bị nứt nhà bên cạnh. Còn việc sử dụng ép neo sẽ đỡ ảnh hưởng hơn, giảm thiểu rủi ro cho nhà bên cạnh hơn.
Trường hợp con hẻm nhỏ, mặt bằng thi công nhỏ thì bắt buộc ép neo.
Trường hợp con hẻm nhỏ, mà muốn xây tầng cao không dùng được phương pháp ép tải thì bắt buộc ta phải lựa chọn phương pháp ép neo bằng cách ép nhiều tim cọc hơn để móng có thể chịu tải trọng nhiều.
Mặt khác, việc sử dụng vật liệu nhẹ – Tấm bê tông nhẹ EPS trong thi công cũng sẽ làm giảm tải trọng lên móng. Và đây cũng là phương pháp mới khi xây dựng nhà phố, công trình lớn mà con hẻm nhỏ không áp dụng được phương pháp ép tải.
Bên cạnh việc xác định phương pháp chọn ép tải hay ép neo cho công trình, thợ thi công cũng cần đặc biệt chú ý đến chiều sâu chôn móng tối thiểu để đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, công trình móng vững chắc.
Tổng hợp câu hỏi liên quan đến ép tải cọc bê tông
Bên cạnh những thắc mắc về ép tải cọc bê tông là gì, cũng có rất nhiều thợ mới vào nghề băn khoăn về số lượng cọc, tải trọng ép cọc bê tông,… trong quá trình thi công.
Cụ thể,
1.Tải trọng ép cọc bao nhiêu tấn là phù hợp?
Tùy vào công trình cũng như tính chất của khu đất mà số lượng cọc, chất lượng, khối lượng cọ sẽ khác nhau. Cụ thể,
- Nhà 2 tầng: thường sử dụng loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250 và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng khoảng 40 tấn.
- Nhà 3 tầng: Sử dụng loại cọc 200 x 200 hoặc cọc 250 x 250, thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng khoảng 50 tấn.
- Nhà 4 tầng: Với công trình có lực ép là Pmin = 40 tấn và Pmax = 50 tấn thì nên sử dụng loại cọc bê tông 200 x 200.
Đối với công trình lực ép là từ 50 – 60 tấn thi công bằng máy bán tải và tải thì loại cọc phù hợp là loại cọc 250×250 có 4 cây thép chủ phi 16.
- Nhà 5 – 6 – 7 tầng: Với những công trình trên phố với diện tích dưới 100m2 thì sử dụng các loại cọc 200×200 và cọc 250×250 thi công chủ yếu bằng máy Neo Thủy Lực vì lực ép của chúng trong khoảng từ 40 tấn đến 60 tấn.
- Đối với nhà trên 7 tầng: Thường sử dụng máy tải để thi công ép cọc và sử dụng cọc bê tông có kích thước 250×250, 300×300 và Ly Tâm D300 và D350 tùy từng công trình cụ thể.
Lực ép cho những hạng mục công trình trên 7 tầng thường từ 60 tấn đến 90 tấn
2. Cách tính số lượng cọc đóng như thế nào?
Số lượng cọc bê tông sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột và độ sâu móng.
Tuy nhiên, độ sâu móng lại không ảnh hưởng quá lớn và quyết định đến số lượng cọc. Mà thay vào đó số lượng cọc sẽ được giả định như sau:
Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2 – 1,5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng.
Ví dụ: Tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện tích chịu tải 20m2 (5×4)
=> số cọc = 1.2 x 1.2 x 5 x 20=144 tấn/20 = 7.2 cọc => ta được 8 cọc.
3. Khoảng cách éo cọc bê tông trong đài là bao nhiêu?
Thông thường các cọc được bố trí theo hàng dọc hoặc theo lưới tam giác.
Và để đảm bảo được sức chịu tải và làm việc theo nhóm của cọc ta có khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài của đài từ 1/3d đến 1/2d.
Lời khuyên bố trí cọc sao cho trọng tâm của nhóm cọc trùng với tâm cột.
4. Làm thế nào biết được ép đủ tải hay chưa?
Tính toán khối lượng tải trọng được chất lên giàn máy và cộng với thiết bị là máy ép cọc xem là bao nhiêu tấn rồi nhân với hệ số 0,8 thì ra được lực ép đầu cọc sẽ bằng là bao nhiêu.
Ví dụ tải sắt là trọng lượng riêng 7,85 tấn/khối thì ta tính được mỗi cục tải là bao nhiêu và nhân với số lượng cục tải đặt lên trên giàn máy.
Ví dụ về cách tính lực ép cọc bê tông. Ta có 4 cục tải, mỗi cục tải là 1,7 tấn tức được 68 tấn + hệ dầm, giàn ép cọc 7 tấn= 75 tấn x 0,8= 60 tấn (lực ép đầu cọc ).
Cách giảm tải móng với vật liệu xây dựng nhẹ
Một trong những giải pháp ứng dụng phổ biến hiện nay để tiết kiệm chi phí móng cũng như giảm tải cho nền móng là sử dụng vật liệu bê tông nhẹ EPS.
Với trọng lượng siêu nhẹ chỉ 800 – 900kg/m3 trong khi tỷ trọng bê tông thường và gạch thường là 1700 – 2400KG/m3. Tấm EPS ứng dụng làm tường, làm sàn giảm tối ưu sức chịu đựng cho nền móng.
Do vậy với các nền đất yếu, công trình lớn, không sử dụng được ép tải thì gia chủ, thợ thầu có thể lựa chọn giải pháp ép neo, thi công với tấm EPS mà vẫn đảm bảo được chất lượng, độ vững chắc của công trình.
Ngoài ưu điểm trọng lượng nhẹ, xây dựng với tấm EPS còn không phải trát vữa, không cần chờ bê tông đạt chuẩn nên tiến độ rất nhanh, gấp 2 – 3 lần so với thông thường.
Nếu bạn chưa biết về vật liệu này có thể tham khảo thông tin về tấm bê tông siêu nhẹ là gì tại đây!
Trên đây là các giải đáp về ép tải cọc bê tông là gì. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về phương pháp ép cọc này. Để cập nhật thêm về các phương pháp thi công móng, ép cọc, giải pháp xây dựng công nghệ mới,…. bạn có thể xem thêm tại chuyên mục tin tức của Glumic Việt Nam.
Xem các đơn hàng khác