Sàn không dầm là gì? Sàn không dầm là loại sàn không sử dụng tới thanh dầm ngang, dọc đỡ ở dưới. Sàn không dầm được ứng dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng lớn và chưa thực sự phổ biến trong xây dựng dân dụng.
Tham khảo sàn bê tông siêu nhẹ thi công không cần dầm
Sàn không dầm là gì?
Sàn không dầm hay còn gọi là sàn nấm, là bản sàn truyền tải trực tiếp lên cột, công trình sàn không dầm thích hợp cho các công trình có yêu cầu chiếu sáng lớn, không gian rộng như bãi đậu xe, nhà công nghiệp, văn phòng.
Vì không vướng hệ dầm cho nên rất thích hợp, đặc biệt là nhà nhiều tầng. Nếu mà tải càng lớn thì sàn nấm càng kinh tế.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì sàn không dầm là sàn không cần sử dụng tới thanh dầm ngang, dọc đỡ ở dưới mà chúng được liên kết trực tiếp với trụ đỡ của công trình.
Phân loại theo kết cấu:
- Nếu sàn bê tông cốt thép thường hiện nay khẩu độ nhịp khoảng từ 4-8 m cho sàn phẳng.
- Sàn bê tông dự ứng lực cho nhịp sàn 8-12m
Phân loại theo hình dạng
- Sàn phẳng không có mũ cột
- Sàn nấm có mũ cột: Dùng trong công trình có tải trọng lớn
Cấu tạo sàn không dầm khác với sàn âm và sàn dương. (Bạn có thể đọc thêm tại sàn âm và sàn dương là gì của Glumic để hiểu thêm về các loại sàn sàn)
Cấu tạo cơ bản của sàn không dầm
Xét về mặt cấu tạo thì sàn rỗng không dầm có cấu trúc khá đơn giản bao gồm:
- Tấm thép lưới trên
- Bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế, tấm thép lưới dưới.
Hệ sàn này làm việc theo 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Hiểu một cách đơn giản thì chúng có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tái chế tại những vị trí cố định, chính xác.
Trong khi đó, bóng và hình hộp (vật liệu rỗng) có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết của toàn bộ kết cấu sàn.
Độ dày sàn không dầm
Bên cạnh những thắc mắc về sàn không dầm là gì, cũng có rất nhiều băn khoăn về độ dày sàn không dầm là bao nhiêu?
Tùy vào công trình mà độ dày sàn không dầm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để xác định độ dày sàn không dầm ta dựa trên các yếu tố:
- Chiều cao của công trình kiến trúc
- Tải trọng của công trình
- Kích thước nhịp
- và một số yếu tố khác
Đối với công nghệ sàn không dầm tại Việt Nam hiện nay, có những công trình sàn không dầm độ dày khá mỏng chỉ khoảng 180mm, 230mm, 280mm. Còn các công trình lớn thì có độ dày từ 340mm, 390mm, 450mm.
Đối với các công trình ít tầng, trọng tải toàn thân nhẹ thì sàn không dầm độ dày 180mm là đủ. Còn nếu áp dụng độ dày quá lớn sẽ tốn thêm nguyên vật liệu, dẫn đến chi phí công trình tăng.
Riêng đối với các công trình lớn như trung tâm thương mại, bệnh viện, chung cư nhiều tầng,… thì sàn phải có độ dày lớn để đảm bảo chất lượng, độ bền bỉ.
Ưu, khuyết điểm của sàn không dầm
1.Ưu điểm
- Không có dầm nên giảm chiều cao công trình: Ví dụ như phòng học, chiều cao tầng là 3,5m. Nhưng thực tế chiều cao sử dụng là chỉ 3m vì vướng dầm là 0,5m.
Như vậy mỗi tầng là mất 5 tấc, 10 tầng là mất 5m, 12 tầng mất 6m bằng 2 tầng,… để phục vụ không gian lãng phí là dầm.
- Ván khuôn đơn giản, cốt thép dễ bố trí -> Thi công nhanh
- Chiếu sáng và thông thoáng tốt hơn có dầm
- Dễ đặt các đường ống, thiết bị, ngăn chia phòng linh hoạt
2.Nhược điểm của sàn không dầm
Dù có nhiều ưu điểm kể trên, sàn không dầm vẫn còn nhiều điểm hạn chế như:
- Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông đòi hỏi phải kiểm soát được chất lượng của cốp pha, nếu không sẽ gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn.
Điều này khiến chiều dày của sàn tăng thêm so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quá bóng mỏng và sẽ gây tác động lớn lên kết cấu công trình.
- Rỗ đáy: Có rất nhiều công trình mới sử dụng công nghệ sàn không dầm xuất hiện hiện tượng: Khi tháo ván khuôn sẽ có một vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng. Gây mất thẩm mỹ công trình và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sàn.
- Việc tính toán, xây dựng các phương án chịu lực của sàn bê tông không dầm khá phức tạp. Đòi hỏi khâu thiết kế kết cấu phải được thực hiện bởi KTS có chuyên môn cao bởi cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng sàn.
So sánh sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống
Đặc điểm | Sàn không dầm | Sàn có dầm truyền thống |
Độ dày sàn | -Độ dày ít hơn 50% độ dày sànĐộ dày sàn không dầm chỉ bằng 70% – 80% so với sàn có dầm truyền thống | -Vì có dầm nên độ dày khá lớn |
Khả năng chịu lực | độ chịu lực của sàn không dầm gấp đôi sàn có dầm truyền thống. | Độ chịu lực sàn tương đối |
Chi phí | Chi phí đầu tư cao hơn. | Chi phí đầu tư bê tông cốt thép có dầm ít hơn. |
Các loại sàn không dầm
1.Sàn Tbox
Sàn Tbox là việc sử dụng cốp pha là những cái Tbox làm từ nhựa tái sinh, áp dụng để thiết kế và thi công sàn nhẹ không dầm.
Giải pháp sử dụng hộp Tbox đặt vào các miền trung hòa của các lớp bê tông cốt thép giúp giảm lượng bê tông sử dụng, giảm tải trọng, vượt nhịp lớn và tiết kiệm được chi phí xây dựng.
Cấu tạo sàn Tbox:
- Sàn: Bao gồm thép ziczac chống cắt, hộp Tbox, thép gia cường lớp dưới, thép phân bố đều lớp dưới, thép phân bố đều lớp trên, thép gia cường lớp trên.
- Cột: Bao gồm Thép C chống chọc thủng, thép mũ cột lớp trên, hộp nhựa tạo rỗng Tbox, thép phân bố lớp dưới, thanh nối hộp nhựa.
Tác dụng của sàn Ubot:
- Vượt nhịp lớn: vì vậy trong việc phân chia không gian trong kiến trúc sẽ đảm bảo yếu tố công năng.
- Đảm bảo cho việc thẩm mỹ cũng như trang trí nội thất ngôi nhà đạt được rất nhiều yêu cầu.
- Khi dầm được giải phóng, chiều cao tầng được giảm xuống lớn
- Cách âm tốt, giảm âm thanh tầng trên.
- Chống cháy tốt bởi ubot đảm bảo ngăn chặn cháy lan lên tầng khác nhờ cơ chế giảm nhiệt độ.
- Thi công dễ dàng đặc biệt khi trải các sàn lớn vì chỉ việc chống cây chống và trải sàn, không phải đóng cốp pha ở dầm mất thời gian như phương pháp truyền thống.
- Chi phí thép đến thi công sẽ giảm.
Tuy nhiên, sàn Ubot lại có nhược điểm là ít thợ biết thi công trong khi yêu cầu thực hiện phải đảm bảo 100% yếu tố kỹ thuật.
2.Sàn xốp
Ưu điểm:
- Chỉ sử dụng dầm bo xung quanh
Khả năng vượt nhịp lớn
- Chống nóng, chống ồn
- Nâng chiều cao thông thủy của sàn
- Cho khả năng xây tường linh hoạt, có thể xây ở bất cứ điểm nào mà không cần phụ thuộc vào dầm đỡ phía dưới.
- Tốc độ thi công nhanh
- giá thành hợp lý
Các ưu điểm này, sàn xốp rất phù hợp với các công trình nhà ở, công trình kinh doanh, nhà cho thuê,…
Được biết, những tấm xốp có kích thước vuông, 2 chiều là 41×41, chiều cao phụ thuộc vào bước nhịp. Hiện nay có rất nhiều kích thước chiều cao tấm xốp cho các khoảng nhịp.
Cứ lên 1m bước nhịp là lên 1 bước xốp và kích thước ngang luôn cố định.
Cấu tạo:
- Tấm xốp
- Thép mặt trên
- Thép ziczac: để tạo độ cứng cho tấm xốp. Đồng thời đóng vai trò như một vai bò, chống cắt cho sàn.
- Lớp thép bên dưới để định vị, giữ chắc cho xốp kết hợp với con kê trên, con kê dưới
Sàn bê tông nhẹ có phải là sàn không dầm không?
Bê tông nhẹ là loại vật liệu làm sàn được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hiện nay có các loại sàn bê tông nhẹ như: bê tông khí và bê tông nhẹ EPS.
Có rất nhiều người lầm tưởng là sàn bê tông khí và bê tông nhẹ EPS là các giải pháp thi công sàn không dầm. Tuy nhiên, thực tế các loại sàn này đều cần dầm và dầm ở đây có thể là dầm sắt hay dầm sàn truyền thống.
Nếu như sàn Tbox, ubot là các loại sàn được thực hiện đối với các công trình xây dựng lớn, nhiều tầng và quy mô thì sàn bê tông nhẹ được ứng dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng dân dụng.
Xem thêm: Sàn bê tông nhẹ – Tổng hợp ưu nhược điểm và giá TOP 7 loại sàn bê tông siêu nhẹ
Trên đây là các giải đáp về sàn không dầm là gì, kết cấu sàn không dầm. Hy vọng rằng với những thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về giải pháp thi công sàn không dầm.
Xem các đơn hàng khác