Sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng là giải pháp cải tạo nhà được nhiều gia chủ lựa chọn thay vì xây mới. Tuy nhiên, nếu lên tầng 2 sẽ rất khó đảm bảo kết cấu chịu lực của nhà. Bài toán đặt ra: cải tạo nhà 1 tầng thành 2 tầng như thế nào để đảm kiến trúc nhà bảo vững chãi nhất? Mời gia chủ hãy cùng xem những chia sẻ sửa chữa từ chuyên gia sau đây!
Sau một thời gian sử dụng, ngôi nhà 1 tầng trở nên xuống cấp, thường xuất hiện nấm mốc hay tường bị bong tróc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ cũng như cuộc sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Hoặc gia chủ muốn thêm tầng để tăng công năng sử dụng cho ngôi nhà thay vì không gian nhà 1 tầng khá chật hẹp, giới hạn nhu cầu sinh hoạt của các thành viên.
Kinh nghiệm sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng
Để sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng (hay sửa nhà nâng tầng) đảm bảo kết cấu chắc chắn, thẩm mỹ đẹp, gia chủ cần lưu ý những yếu tố sau:
- Xác định nhu cầu sửa nhà là phục vụ nhu cầu tăng diện tích hay dùng để cho thuê, kinh doanh. Khi xác định được mục đích cải tạo quý gia chủ sẽ dễ dàng dự toán được chi phí sửa chữa, hình dung được mức độ chịu lực của nhà.
- Khảo sát nền móng của ngôi nhà 1 tầng: Ở bước này gia chủ cần phải nắm rõ được nền móng của nhà 1 tầng có đủ chịu lực để tiến hành xây tầng 2 hay không.
Nếu như móng cũ không đủ khả năng bạn phải tiến hành gia cố lại nền móng. Móng được sử dụng là móng bè, móng băng và tiến hành đổ thêm dầm, cột móng bê tông cốt thép nhằm tăng khả năng chịu lực của ngôi nhà.
- Lời khuyên khi lựa chọn vật liệu xây dựng: KTS cho biết để giảm nhẹ tối đa sức chịu tải cho nền móng, tầng 1 các quý gia chủ nên ưu tiên sử dụng các loại vật liệu nhẹ.
Nhờ trọng lượng nhẹ nên tấm tường bê tông nhẹ sẽ giảm áp lực cho cho tường tầng 1.
- Để sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và độ thẩm mỹ, yếu tố quan trọng nhất gia chủ nên chọn nhà thầu, đơn vị thi công uy tín, chất lượng.
Theo đó, quý gia chủ nên chọn những nhà thầu có nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều đánh giá tốt thay vì những đội thợ thi công chi phí quá rẻ.
Cải tạo nhà 1 tầng thành 2 tầng hết bao nhiêu tiền
Sửa nhà hết bao nhiêu tiền? So với việc xây mới, thì cải sửa nhà 2 tầng csẽ giúp tiết kiệm được 35 – 50% chi phí xây dựng.
Với nhu cầu sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng, tùy vào diện tích xây dựng, yêu cầu kiến trúc đơn giản hay phức tạp, giá nguyên liệu, giá nhân công,… sẽ có chi phí sửa nhà 2 tầng cụ thể khác nhau.
Tuy nhiên, dựa theo dự toán mặt bằng chung thì chi phí sửa nhà đẹp sẽ dao động từ 100.000.000 – 400.000.000 VNĐ. Nếu sử dụng vật liệu nhẹ thì chi phí này sẽ giảm hơn so với sử dụng vật liệu truyền thống.
Nếu muốn tối ưu chi phí cải tạo, bạn có thể tham khảo phương án sửa chữa thành nhà cấp 4 10×10 bằng cách Click vào đường link.
Gợi ý sửa nhà nâng tầng bằng vật liệu nhẹ
Cải tạo nhà nâng tầng bằng tấm bê tông nhẹ là giải pháp sửa chữa tối ưu nhất hiện nay.
Tuy nhiên, đối với các gia chủ, đây vẫn là cụm từ khá mới mẻ và còn phải cân nhắc rất nhiều khi lựa chọn giải pháp này.
Được biết, vật liệu xây dựng nhẹ là loại được sản xuất, tái chế dựa trên công nghệ hiện đại với ưu điểm mang đến hiệu quả kinh tế vượt trội như giảm chi phí, thi công nhanh chóng, thân thiện với môi trường.
Bê tông nhẹ ứng dụng rất nhiều trong xây dựng như để làm tường, vách ngăn, lanh tô cửa,…
Xem thêm nếu bạn chưa biết tấm bê tông nhẹ siêu nhẹ là gì?
7 Lợi ích khi sửa nhà nâng tầng với tấm bê tông nhẹ
Không phải ngẫu nhiên vật liệu bê tông nhẹ được lựa chọn cũng như khuyến khích sử dụng trong xây dựng, cải tạo sửa nhà nâng tầng bởi các KTS, tổng thầu xây dựng. Theo đó, loại vật liệu này mang đến vô vàn những lợi ích hoàn hảo như:
1.Tiết kiệm chi phí
Tối ưu chi phí là một trong những yếu tố đầu tiên được cân nhắc khi sửa nhà bằng tấm bê tông.
Nếu như xây nhà mới với tấm bê tông xốp có chi phí đắt hơn thì với sửa chữa, cải tạo nâng tầng nhà lại khác.
Giải pháp này được đánh giá tối ưu chi phí hơn khi tiết kiệm được chi phí dầm cột gia cố lại kết cấu, công thợ (do thi công xây dựng tấm bê tông rất nhanh), hay cả những nguyên liệu cát, vữa, xi măng (do không cần phải trát),…
Theo như khảo sát, việc sửa chữa, cải tạo nhà cũ với tấm tường bê tông siêu nhẹ sẽ tiết kiệm 30% chi phí so với gạch truyền thống.
2.Giải pháp giảm trọng tải hoàn hảo
Nếu gia chủ có nhu cầu sửa chữa, nâng tầng nhà ảnh hưởng đến kết cấu thì tấm được cho là giải pháp giảm tải trọng hoàn hảo.
Cụ thể, khi sửa chữa đả động đến kết cấu nhà, bắt buộc gia chủ cần có những giải pháp gia cố nền móng, tăng hệ thống các trụ, cột chống chịu chịu nhằm tăng khả năng chịu tải trọng cho công trình.
Với tấm bê tông siêu nhẹ lại khác, sở hữu tải siêu nhẹ chỉ 600~1000 kg/m3 gia chủ chỉ việc xây tiếp nối thêm tầng mà không lo tới tải trọng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu cũ của nhà.
3.Tiết kiệm ½ thời gian thi công
Với ưu điểm không phải trát vữa, kích thước tấm bê tông lớn, việc thi công sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng sẽ nhanh hơn gấp 2 lần so với truyền thống.
Một so sánh dễ hiểu hơn, nếu như giải pháp xây dựng truyền thống gia chủ sẽ mất khoảng 1- 2 tháng dưỡng trần thì mới có thể thi công tiếp. Thì với tấm, gia chủ chỉ phải chờ duy nhất qua đêm để lớp siêu keo khô lại có thể tiến hành xây dựng như bình thường.
Nhờ vào khả năng này mà gia chủ có thể tiết kiệm được kha khá chi phí thuê thợ.
4.Không bụi bặm, không bừa bộn
Sau mỗi ngày đi làm căng não, mệt mỏi có gia chủ nào muốn mình phải nhìn thấy đống bụi bặm của xi, cát, vữa,… lấm lem khắp nhà.
Đó chính là thảm cảnh nếu gia chủ lựa chọn giải pháp sửa chữa, nâng tầng nhà với gạch truyền thống.
Còn với tấm bê tông, các bất cập này dường như được loại bỏ hoàn toàn bởi thợ thi công chỉ việc dùng lớp siêu keo gắn kết lại các tấm với nhau để hoàn thiện kết cấu.
Quá trình này sẽ hạn chế tối đa bụi bẩn, bừa bộn do rác thải xây dựng để lại.
5.Chống nóng, cách âm, chống thấm cực kì hiệu quả
Dựa theo các nghiên cứu cũng như các công trình kiểm chứng, tấm bê tông siêu nhẹ cho khả năng chống nóng, cách âm, chống thấm vượt trội hơn bất kỳ loại vật liệu nào khác. Cụ thể,
- Khi tiếp xúc với nhiệt độ 1100 độ C trong khoảng 3h20 phút công trình tấm bê tông nhẹ vẫn được đảm bảo an toàn, không gây thiệt hại về cả người và tài sản.
- Khả năng thấm hút nước con số này chỉ bằng ½ so với gạch đỏ
- Tính năng cách nhiệt gấp 5 lần so với gạch đất sét nung
- Cho khả năng cách âm lên tới 50dB, hút tiêu âm, giảm đáng kể ô nhiễm tiếng ồn.
6.Xin giấy cấp phép sửa nhà Hà Nội giá rẻ dễ dàng hơn
Với các chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu xây dựng xanh, việc xin giấy cấp phép sửa nhà được các chính quyền, tổ chức nhà nước tạo điều kiện nhanh chóng hơn so với xây dựng vật liệu thường.
7. An toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường
Trong quá trình sử dụng, dù là 10 năm hay 20 năm thì tấm bê tông cũng không phát sinh khí thải, do không tồn tại hóa chất độc hại.
Do đó sản phẩm được đánh giá cao về tính an toàn cho sức khỏe người sử dụng cũng như thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, do quá trình sản xuất không bao gồm công đoạn nung như gạch truyền thống. Việc sử dụng tấm bê tông nhẹ phần nào giảm thiểu được lượng lớn CO2 do quá trình nung thải ra môi trường.
Từ đó, góp phần vào hạn chế tối thiểu tình trạng hiệu ứng nhà kính.
Nên sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng với tấm bê tông nhẹ nào?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại tấm bê tông nhẹ như tấm Cemboard, bê tông khí chưng áp, tấm EPS,… Mỗi loại đều sở hữu những ưu đặc điểm khác nhau như:
Click để xem chi tiết 5 tấm sàn bê tông nhẹ - giải pháp giảm tải trọng khi sửa nhà nâng tầng
1.Sửa nhà Hà Nội giá rẻ với tấm bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ EPS (hay còn là bê tông xốp) Là loại vật liệu có cấu tạo từ xi măng, cát, nước, lõi xốp hạt EPS(một loại nhựa dãn nở có tên Expanded Polystyrene). Sản phẩm tải trọng siêu nhẹ, có khả năng chống ẩm, chống cháy, chống gỉ và cách nhiệt cực kỳ cao.
Hiện tấm bê tông nhẹ EPS là giải pháp vật liệu nhẹ được ứng dụng cao và phổ biến nhất trên thị trường.
2. Cải tạo nhà với tấm bê tông khí chưng áp
Là loại vật liệu nhẹ sở hữu cấu tạo đặc biệt từ xi măng, vôi, nước, cát mịn cũng chất tạo khí rồi tạo hình bằng khuôn thép.
Sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu về kích thước cũng như được chưng áp tại môi trường có hơi nước bão hòa, áp suất và nhiệt độ cao.
Ưu điểm về độ bền cũng như sự ứng dụng thực tiễn của tấm panel vách ngăn này đã giúp chúng xuất hiện khá nhiều tại nhiều công trình. Vật liệu nhẹ này được sử dụng để thi công mái lợp, sàn nhà, vách ngăn hay tường bao.
3. Sửa nhà nâng tầng với tấm Cemboard
Là một trong bốn loại panel tường phổ biến. Sản phẩm được phối trộn rồi tiến hành hấp trong lò kiểm soát ở nhiệt độ, áp suất cao.
Ưu điểm nổi trội của vật liệu phải kể đến khả năng chống nước. Các chỉ số nghiên cứu về khả năng hấp thụ nước, trương nở cũng như bốc hơi dưới ánh nắng đã chứng minh ưu điểm này.
Vì thế, trong giới vật liệu, sản phẩm còn được gọi là tấm cemboard chịu nước.
Trên đây là các tư vấn sửa nhà 1 tầng thành 2 tầng. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp gia chủ, nhà thầu có thêm phương án xây dựng, cải tạo nhà mới, tối ưu chi phí hơn. Để theo dõi nhiều hơn các chia sẻ của KTS về tấm bê tông nhẹ, quý khách hàng có thể truy cập https://glumic.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất
Xem các đơn hàng khác