Tấm ALC là gì| Đặc điểm – Ứng dụng – Báo giá tấm tường ALC

Tấm ALC là loài vật liệu thuộc công nghệ bê tông khí chưng áp cho ứng dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu vật liệu panel ALC và muốn biết sản phẩm bê tông nhẹ ALC là gì, ưu nhược điểm loại vật liệu này ra sao và cách thi công như thế nào? Mời bạn xem ngay ở phần bài viết sau đây!

Ngoài tấm ALC bạn có thể thêm tùy chọn với 5 loại bê tông siêu nhẹ khác tại đây! 

Tấm ALC là gì?

1.Khái niệm

Tấm ALC là loại vật liệu nhẹ sản xuất dựa trên công nghệ khí chưng áp và được sử dụng phổ biến trên thị trường xây dựng hiện nay. 

Sản phẩm tạo ra nhờ 3 thành phần chính: vôi bột, xi măng và cát vàng. Cả 3 thành phần này đều nghiền ở dạng siêu mịn với đường kính mỗi hạt tối đa là 80 micromet.

Theo đó, các thành phần sẽ được sản xuất theo tỷ lệ chuẩn cho kích thước to, dày và khả năng chống nóng, cách nhiệt rất tốt.

tấm tường ALC mới

2. Công nghệ sản xuất

Thành phần bột nhôm hoạt tính trong bê tông khí có tác dụng tham gia phản ứng với 1 số thành phần silic tạo ra khoáng liên kết nhằm tăng cường độ cũng như khả năng liên kết của tấm tường ALC và giải phóng ra khí Hidro.

Khí hidro bay lên trong quá trình phản ứng làm trương nở thể tích của vật liệu ALC và được đặt các tấm thép đôi ngay sau đó. 

Chính nhờ phản ứng hóa học phản ứng giải phóng khí Hidro mà có hàng triệu bóng khí nhỏ hình khối cầu nằm và phân bố đồng đều bên trong cấu trúc của khí chưng áp.

Sau đó, các khối liệu sẽ được chưng hay còn gọi là hấp cách thủy với nước ở nhiệt độ khoảng 200 oC và áp suất 13 – 13,5 Mpa trong khoảng 8 – 12 giờ.

Sau đó, xả áp ta được tấm tường ALC thành phẩm. 

Tấm ALC mới 14

3. Tấm ALC – Giải pháp kiên cố cho tòa nhà

Trên thị trường, panel ALC được nhiều gia chủ, nhà thầu, chủ đầu tư biết đến nhờ đạt độ bền vượt trội đáp ứng yêu cầu kiên cố, chi phí, tính năng của dự án xây dựng hiện đại.

Vật liệu ALC sử dụng thanh thép có đường kính 4 – 8 phi (100 đến 200 mm) để tăng cường độ chịu lực cho công trình. Các thanh thép này được phủ một lớp sơn chống ăn mòn để tăng độ bền tối đa.

Sản phẩm sàn, tấm tường ALC có kết cấu chắc chắn, có thể khoan, khoét, bắt vít để treo vật nặng, thi công rất tiện lợi và linh hoạt.

Được biết, vật liệu ALC không chỉ đáp ứng mà còn vượt tiêu chuẩn TCVN 7959: 2011 và được khuyến nghị sử dụng cho vùng địa chấn như Nhật Bản, Indonesia.

Tấm alc 12

Viglacera – Thương hiệu tấm ALC bán chạy nhất hiện nay

Viglacera là một trong những thương hiệu cung cấp vật tư xây dựng, hoàn thiện lớn số 1 tại Việt Nam. Về các sản phẩm làm nên tên tuổi của Vigalcera ta có thể kể đến như: gạch ốp lát, gạch ngói, thiết bị vệ sinh,… trong đó có sản phẩm panel khí chưng áp.

Theo đó, Sản phẩm này là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ bê tông khí chưng áp và lưới thép chống ăn mòn.

Vượt qua các quy trình kiểm tra, thử tải, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của Viglacera. Sản phẩm tấm tường ALC đã giành được sự tin tưởng và uy tín lớn trong ngành.

Kích thước tấm tường ALC 

Kích thước vật liệu ALC được sản xuất theo tiêu chuẩn:

  • 1200 x 600 x 75mm
  • 1200/3800 x 600 x 100mm
  • 1200/4200 x 600 x 150mm
  • 1200 /4800 x 600 x 200mm

Với kích thước này, sản phẩm panel chưng áp tương ứng với khoảng 25 viên gạch tuynel đất sét nung.

Cùng với đó là sản phẩm có trọng lượng nhẹ rất nhẹ chỉ bằng ⅓ so với gạch đất sét nung và ⅙ đối với cốt liệu bê tông cốt thép.

tấm ALC mới

Giá bê tông khí chưng áp ALC

Tùy vào kích thước mà giá panel khí chưng áp mà có những mức khác nhau. Theo như Glumic Việt Nam tổng hợp lại thì mức giá tấm tường ALC sẽ biến động trong khoảng:

  • Tấm tường ALC có lõi thép: 265.000 VNĐ/m2 – 300.000 VNĐ/m2
  • Không lõi thép: 210.000 VNĐ/m2 – 215.000 VNĐ/m2
  • Sàn nhẹ lắp ghép ALC: 300.000 VNĐ/m2 – 310.000 VNĐ/m2
  • Chống cháy ALC: 210.000 – 300.000 VNĐ/m2

Ưu nhược điểm 

1.Ưu điểm

  • Nhờ cấu trúc bóng khí nên tấm tường ALC có khả năng cách âm và chống nóng tuyệt vời. Đặc biệt, khả năng cách nhiệt gấp 5 lần so với gạch đỏ tuynel
  • Trọng lượng siêu nhẹ nhờ kết cấu lỗ khí nhỏ li ti bên trong
  • Nhờ công nghệ sản xuất chưng áp ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Do vậy bản chất tấm tường ALC sau khi sản xuất có khả năng chống cháy rất tốt. Thí nghiệm cũng cho thấy sản phẩm cho khả năng chống cháy lan từ 4 – 8 giờ đồng hồ.
  • Khả năng lắp ghép rất nhanh, nhờ kích thước lớn và thiết kế khe rãnh âm dương. Điều này giúp tăng liên kết giữa các tấm. Đồng thời, bề mặt vật liệu ALC phẳng nên cũng không cần phải trát.

(Bạn có thể nhận định rõ hơn về thời gian lắp ghép khi xem video So Sánh Tốc Độ Thi Công Tấm ALC Và Gạch đỏ này: https://youtu.be/9NZCE6aK4VU

  • Tiết kiệm được chi phí thuê thợ do không phải trát vữa và kích thước to, xây chỉ việc lắp ghép tấm tường ALC lại với nhau. 
  • Có khả năng chịu rung chấn, va đập.
  • Thân thiện môi trường vì quá trình sản xuất không nung.
  • Khả năng chịu tải, treo vật nặng tốt 
tấm ALC mới1

2.Nhược điểm

  • Giá thành: Vì sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại nên giá của tấm ALC có chi phí rất cao. Cao gấp 3 lần gạch đỏ truyền thống. Tuy nhiên, khi thực hiện mức chi phí này được đánh giá là tương đương, hoặc cao hơn một chút so với truyền thống. 
  • Sản phẩm chưa phổ cập do có ít nhà máy sản xuất, thời gian vận chuyển từ nhà máy tới địa điểm dự án lâu, chi phí vận chuyển cao. 
  •  Khi dùng vật sắc nhọn ví dụ như thìa cạo, dao chém, tấm ALC thì cấu trúc bọt khí dễ bị bào mòn. Điều này rất nguy hiểm sẽ khiến trộm đột nhập vào nhà.

Tuy nhiên, khi dùng búa đập thì sản phẩm lại cho khả năng chịu va đập rất tốt, chỉ bị lõm chứ không bị vỡ hay nứt như gạch thông thường. 

  • Mác thấp hơn so với khối liệu cốt thép
  • Tính ngậm nước lớn nếu tấm ALC tiếp xúc lâu với nước vì cấu trúc bọt khí rỗng. Theo như đánh giá, tính ngậm nước của tấm tường ALC cao gấp đôi so với gạch đỏ nhưng lại không thấm sâu vào bên trong tấm. 

Do vậy, từ năm 2007 thủ tướng chính phủ có ra một số văn bản, thông tư về việc hạn chế dần sử dụng gạch đỏ thay vào đó là các loại vật liệu gạch không nung, siêu nhẹ.

Ứng dụng

Theo như thông tin từ nhà máy Viglacera thì tấm tường ALC được ra đời là giải pháp tối ưu cho dự án:

  • Ứng dụng cho kết cấu mái như: làm mái chống nóng, chịu lực uốn của mái bằng,…
  • Làm kết cấu tường bao
  • Sử dụng làm kết cấu sàn nhờ khả năng chịu uốn tốt
  • Ứng dụng làm vách ngăn, lanh tô cửa, v.v
  • Đáp ứng dự án có yêu cầu khắt khe về khả năng chống cháy của vật liệu 
Tấm ALC mới2

So sánh tấm ALC và vật liệu khác

1.So sánh trọng lượng

Tải trọng phần bao cheNhà truyền thốngNhà khung thép tấm ALC
Tải trọng tường450kg/m2200kg/m2
Tải trọng khung dầm, cột, sàn500kg/m2130kg/m2
Lát nền công trình 5cm70kg/m270kg/m2
Tổng trọng lượng (không bao gồm móng)1020kg/m2400kg/m2
Tỷ lệ %100%40%

2. So sánh tiến độ xây dựng

Nội dung video: Video thực tế về tốc độ xây dựng tường ALC và gạch đỏ. Kết quả sau 1h30 phút, tường panel khí chưng áp ALC cho khả năng xây nhanh hơn gấp 3 lần so với tường gạch đó.

Hướng dẫn thi công

1.Chuẩn bị

Để xây dựng tấm tường ALC ta cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng: 

  • Khoan tay
  • Miếng đệm cao su
  • Máy bắn Laze
  • Máy cắt
  • Khoan
  • Ke L 
  • Ke zic zắc
  • Chêm gỗ
  • Vữa chuyên dụng 
  • Xe nâng vận chuyển 
  • Máy lắp tấm AL

2. 7 bước thi công tấm bê tông khí chưng áp ALC

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bạn tiến hành xây dựng theo những bước sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí tim, cốt của tường ALC, cao trình cửa và các lỗ kỹ thuật
  • Bước 2: Đặt con kê cao su trên đỉnh mỗi tấm tường ALC
  • Bước 3: Lắp đặt sản phẩm vào vị trí thi công hoàn thiện theo phương đứng hoặc phương ngang tùy theo yêu cầu thiết kế của chủ đầu tư.

Trình tự lắp đặt tuân thủ theo sơ đồ lắp dựng trong trước, ngoài sau. Lần lượt là tường trong nhà – vách ngăn cách phòng, căn hộ – vách hành lang. 

  • Bước 4: Vít trực tiếp tấm ALC vào dầm hoặc sàn bằng ke chữ L.

Tuy có kết cấu rãnh âm dương nhưng việc vít và bắt ke chữ L sẽ giúp tăng tính liên kết giữa các khối. Sau đó, ta chỉ việc dùng vữa chuyên dụng trát lại rãnh âm của tấm. 

  • Bước 5: Dựng tấm ALC tiếp theo trên đường mực đã kẻ sẵn, bao gồm vị trí cửa đi, cửa trong căn hộ, cửa logia,…
  • Bước 6: Sử dụng ke ziz zắc để khóa các tấm tường ALC lại 
  • Bước 7: Trám vữa liên kết giữa các tấm tường ALC. Chèn vữa dưới chân và bơm keo foam trên đỉnh vật liệu. 

Tường xây sau đó không cần phải trát vữa mà chỉ cần bả trực tiếp bằng bột bả Skimcoat hoặc bột bả thông thường.

Video về hướng dẫn lắp ghép tấm tường ALC:

Hình ảnh thực tế công trình xây dựng bằng tấm ALC

Để hiểu hơn về sản phẩm bạn có thể xem thêm các hình ảnh thực tế dự án xây dựng nhà ở, sàn nhà, nhà xưởng,… xây bằng tấm ALC sau:

Gợi ý thêm tùy chọn với tấm EPS

Ngoài tấm ALC thì hiện nay trên thị trường còn có sản phẩm panel siêu nhẹ EPS để đa dạng sự lựa chọn khách hàng. 

Khác với công nghệ khí chưng áp, vật liệu EPS ứng dụng công nghệ sản xuất với cốt liệu xi măng, cát, nước, hạt EPS(một loại nhựa dãn nở có tên Expanded Polystyrene). 

Đồng thời sản phẩm cũng cho đặc điểm không kém cạnh gì so với gạch siêu nhẹ như:

  • Khả năng chịu lực tốt, chịu tải, chịu sức treo hoàn hảo
  • Trọng lượng siêu nhẹ, độ bền cao
  •  Vật liệu EPS cho khả năng chống cháy vượt trội
  • Khả năng chống thấm nước, chống ngậm nước
  • An toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường
  • Tấm tường siêu nhẹ EPS cho khả năng chịu nhiệt cao
  • Khả năng cách âm
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thuận tiện lắp đặt
  • Tối ưu chi phí do không phải trát, lắp ghép nhanh, tiết kiệm chi phí thuê thợ. 
  • Giá rẻ hơn so với tấm ALC
Click xem ngay: Nếu bạn muốn biết chi tiết ưu nhược điểm, báo giá tấm bê tông nhẹ EPS tại đây!

Trên đây là các giải đáp về tấm ALC là gì, đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng. Hy vọng rằng với những thông tin gợi ý trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về tấm ALC. Đồng thời, có sự lựa chọn loại vật liệu xây dựng phù hợp với công trình nhà ở.

Nếu bạn quan tâm và muốn biết chi tiết sản phẩm thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline!