Xây nhà khung thép có rẻ không là thắc mắc của rất nhiều gia chủ, bởi đây vẫn là hình thức thi công mới mẻ, chỉ phổ biến trong khoảng nhiều năm trở lại đây. Để giúp quý gia chủ, nhà thầu dễ dàng cân nhắc phương án thi công tốt nhất cho công trình. Bài viết dưới đây sẽ là chi tiết các thông tin về ưu nhược điểm kèm chi phí xây nhà khung thép dân dụng, nhà khung thép mái tôn để bạn có thể tham khảo.
Gợi ý: Giải pháp xây nhà khung thép tiết kiệm chi phí thuê thợ, chi phí điện năng với tấm bê tông chưng áp
Xây nhà khung thép có rẻ không, giá hết bao nhiêu?
Tùy vào kết cấu, loại vật tư, điều kiện thi công mà chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, để đưa ra mức dự toán tương đối cho công trình nhà, quý gia chủ, nhà thầu có thể tham khảo cách tính chi phí sau:
1.Đơn giá xây dựng nhà khung thép dân dụng (VNĐ/M2)
- Phương án móng nông: 500.000 – 600.000
- Phương án móng cọc: 600.000 – 700.000
- Phần kết cấu: 1.400.000 – 1.600.000
- Phần hoàn thiện: 3.000.000 – 3.500.000
Đơn giá chỉ tính riêng phần thép trên sẽ áp dụng cho các công trình có kết cấu cơ bản như:
- Đối với móng nông: Hệ thống móng đơn bê tông cốt thép có chiều sâu từ 1.5m
- Móng cọc: Thông thường sử dụng cọc 200×200, dài 15m và hệ giằng móng bê tông cốt thép.
- Phần kết cấu: Kết cấu thép tổ hợp SS400 hoặc Q235, được sơn hoàn thiện một lớp chống gỉ và 2 lớp màu.
- Hoàn thiện: Sử dụng sàn bê tông nhẹ
như vậy chi phí xây nhà khung thép dân dụng sẽ được tính như sau:
- Phần khung thép tiền chế: giá thi công được tính bằng khối lượng thép x đơn giá (giá này thường được báo sau khi nhà thầu, công ty thi công thực hiện khảo sát).
- Sàn bê tông nhẹ thi công với giá dao động: 650.000đ/m2
- Tấm bê tông nhẹ làm tường nhà khung thép có giá dao động: 620.000VNĐ/m2
2. Vật tư cần để xây dựng hoàn thiện nhà khung thép dân dụng
Vật tư nền móng – tường xây:
+ Vật tư chính xi măng.
+ Vật tư chính cát đá.
+ Vật tư chính thép.
+ Vật tư chính dây điện.
+ Vật tư chính ống nước.
+ Vật tư chính bê tông mác M250.
Vật tư cột, kèo thép, vách – mái tôn:
+ Vật tư chính tôn mái.
+ Vật tư chính xà gỗ chữ C đen hoặc mạ kẽm dày 1.4 – 2.0mm.
+ Vật tư chính sắt hộp 5×10, 6×12.
+Vật tư chính thép kèo, cột, bảng mã, thép tấm.
+ Vật tư chính sika grout gắn kết bê tông, bulong, dây cáp căng.
Vật tư phần hoàn thiện nhà khung thép dân dụng:
+ Vật tư chính nền sika xám, epoxy.
+ Vật tư chính gạch nền 60×60, 80×80.
+ Vật tư chính sơn nước.
+ Vật tư chính cửa cuốn.
+ Vật tư chính cửa sổ, cửa thoát hiểm.
3. Đơn giá gia công kết cấu thép
- Gia công khung kèo thép: 4.000vnđ/ kg.
- Lắp dựng khung kèo thép, nóc gió, console cửa đi: 2.000vnđ/ kg.
- Lắp dựng khung kèo thép, nóc gió, console cửa đi: 38.000vnđ/ m2.
- Lắp đặt tôn mái: 14.000vnđ/ m2.
- Lắp đặt tô vách: 16.000vnđ/ m2.
- Lắp đặt máng xối, ống thoát nước: 65.000vnđ/ m
- Lắp đặt diềm chỉ: 14.000vnđ/ m
Giá xây nhà khung thép 2 tầng – 5 tầng bằng tấm bê tông nhẹ
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều mức giá khác nhau nhưng chi phí xây nhà khung thép 2 tầng – 5 tầng bằng tấm bê tông nhẹ sẽ được tính như sau:
- Chi phí làm nhà khung thép có giá thi công là khoảng 1.600.000 – 2.300.000đ/m2 trọn gói. Tùy vào từng công trình xây nhà cụ thể.
- Tấm bê tông nhẹ xây tầng được thi công với giá 580.000đ/m2 trọn gói. Đối với nhà tầng 2, tầng 5 bạn nên sử dụng dầm P113, mỗi tầng cao cộng thêm 20.000đ/m2.
Tuy nhiên, giá thi công nhà khung thép 2 – 5 tầng bằng tấm bê tông nhẹ còn xác định tùy vào những yếu tố sau:
- Diện tích, quy mô nhà ở
- Vật liệu xây dựng
- Chi phí công nhân
- Máy móc thi công
- Đôi lúc thời điểm thi công cũng là yếu tố quan trọng. (càng gấp thì có thể giá thi cống sẽ cao hơn)
Qua các thông tin dự toán trên, chắc chắn bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi xây nhà khung thép có rẻ không?
Tuy nhiên mức dự toán trên là tham khảo, không chính xác 100% chỉ ở mức dao động. Để biết chính xác bạn nên trao đổi trực tiếp với đơn vị thi công để họ báo giá.
Gợi ý: Nếu quý gia chủ sử dụng loại vật liệu nhẹ Glumic sẽ còn cho báo giá xây dựng nhà khung thép tối ưu hơn!
Nhà khung thép là gì? Ưu nhược điểm nhà khung thép
Nhà khung thép (hay còn được gọi là nhà tiền chế) là loại nhà được làm từ các cấu kiện vật liệu thép, sau đó dựng theo bản vẽ kiến trúc và cuối cùng là hoàn thiện với vật liệu gạch hay bê tông nhẹ để hoàn thiện công trình.
Theo đó, hình thức xây dựng nhà này mang tới những ưu, nhược điểm như:
1.Ưu điểm nhà khung thép tiền chế
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí xây dựng của một dự án nhà khung thép thấp hơn nhiều so với hình thức bê tông cốt thép nhờ vào việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của cấu kiện khung chính.
- Thi công nhanh: Nhờ phần khung thép được chế tạo sẵn từ nhà máy và chỉ việc lắp đặt hoàn thiện công trình nên sẽ rút ngắn thời gian thi công.
- Giảm đáng kể trọng lượng công trình
- Linh hoạt trong xây dựng: Với kết cấu thép linh hoạt trong khâu gia công, nhà khung thép có thể áp dụng trong mọi công trình. Đồng thời, tính cơ động cũng giúp nhà khung thép, kết cấu thép rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp.
- Công trình bền vững, chất lượng tốt do được kiểm soát tại nhà máy
- Chi phí bảo hành thấp.
2. Nhược điểm dựng nhà khung thép
- Thép có tính dẫn nhiệt cao, biển đổi đặc điểm vật lý khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian ngắn
- Dễ bị ăn mòn trong quá trình làm việc trong thời gian dài
So sánh nhà khung thép và nhà bê tông
Xây dựng nhà bê tông cốt thép là phương pháp xây dựng truyền thống còn nhà khung thép là phương pháp xây dựng vẫn còn khá mới mẻ ở nhiều khu vực.
Nhìn chung, đây đều là 2 hình thức xây nhà chắc chắn, bền vững và đảm bảo. Tuy nhiên, giữa 2 hình thức xây dựng này vẫn có sự chênh lệch về chi phí, cách làm khác nhau như:
Đặc điểm | Nhà khung thép | Xây nhà khung bê tông cốt thép |
Kiến trúc | Thường sử dụng cho nhà có kiến trúc đơn giản, hiện đại | Thường sử dụng cho các công trình có kiến trúc cổ điển, tạo hình tạo khối,… |
Chịu lực | Khả năng chịu lực tốt hơn và lớn hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép | Kết cấu nhà khung bê tông cốt thép cho khả năng chịu lực kém hơn |
Vật liệu | Thường sử dụng mới, nhẹ có tính bền cao như bê tông EPS, cho thời gian thi công nhanh, gấp 2 lần so với bê tông cốt thép | Sử dụng vật liệu truyền thống gạch, đá, gỗ, nhựa,… cho thời gian thi công chậm |
Giá thành | Chi phí cao hơn do sử dụng nhiều thép | Rẻ hơn do sử dụng chủ yếu là cát, thép, sỏi đá,… |
Tuổi thọ | Tuổi thọ nhà khung thép kéo dài cả 100 năm nếu thép tốt | Tuổi thọ phụ thuộc vào tiêu chuẩn. Ví dụ đặt tiêu chuẩn nhà đứng vững thì nhà sẽ có tuổi thọ 30 – 40 năm. Nếu làm tiêu chuẩn bê tông cao hơn thì tuổi thọ kéo dài 100 năm. |
Vật liệu xây nhà khung thép tấm EPS – Giải pháp xây dựng 9 lợi ích
Không phải ngẫu nhiên các gia đình tại Việt Nam lại lựa chọn xây nhà khung thép 1 tầng, nhà khung thép 2 tầng hay 5 tầng bằng tấm bê tông nhẹ EPS. Tất cả là bởi các 9 lý do sau:
Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về khái niệm, ưu điểm và chi phí đầu tư vật liệu EPS, bạn có thể tham khảo bài viết tổng hợp thông tin ” bê tông siêu nhẹ là gì? Báo giá tấm tường bê tông siêu nhẹ EPS” tại đây!
1. Xây nhà khung thép tấm bê tông nhẹ rút ngắn 1/3 thời gian
Xây dựng nhà khung thép lắp ghép bằng bê tông nhẹ đã và đang chinh phục khách hàng bởi thời gian thi công nhanh chóng. Đây là ưu điểm đầu tiên giải đáp cho vấn đề tại sao nên xây dựng nhà khung thép tấm bê tông nhẹ.
Các chuyên gia xây dựng cho rằng sẽ rất hiếm gặp mẫu nhà nào dễ thi công, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ hoàn thiện đến vậy.
Theo như đánh giá, giải pháp làm nhà khung thép vật liệu nhẹ cho tốc độ thi công nhanh gấp 2 – 3 lần truyền thống.
2. Xây nhà khung thép tấm bê tông nhẹ giúp tối ưu chi phí
Tuy rằng việc xây dựng nhà khung thép với tấm bê tông nhẹ sẽ tốn chi phí hơn xây gạch truyền thống.
Ở một khía cạnh khác, tính đến thời gian lâu dài, tấm bê tông nhẹ mang đến chất lượng công trình đảm bảo hơn, ít xuống cấp hơn và gần như là không xảy ra sự cố cho đến khi công trình đạt tuổi thọ 100 năm.
Nói là tốn hơn thế nhưng mức chi phí làm nhà khung thép tấm bê tông nhẹ cũng không đáng là bao so với những ưu điểm hoàn hảo mà loại vật liệu tương lai này đem lại.
3. Linh hoạt và tiện lợi hơn nhiều
Việc xây nhà khung thép tấm bê tông nhẹ sẽ dễ lắp đặt vào các cấu kiện đã thiết kế sẵn. Việc của bạn chỉ cần bố trí thêm nội thất hoặc những vận dụng cần thiết là đã có một không gian sinh hoạt thoải mái, tiện dụng.
Hơn nữa, việc di dời, thay đổi khung chiều ngang của ngôi nhà, tái sử dụng, và sửa chữa với tấm bê tông nhẹ cũng thực hiện một cách thuận tiện. Không hề tốn quá nhiều thời gian của gia đình bạn.
4. Nhà khung sắt bê tông nhẹ cho khả năng cách âm tốt
Điều mà ít gia chủ biết đến khi xây nhà khung sắt tầng có ưu điểm vượt trội về tính siêu cách âm, giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài.
Đồng thời vật liệu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, nguyên liệu cao cấp, đáp ứng đúng kỹ thuật nên có khả năng cách nước tốt, không lo bị mối mọt trong quá trình sử dụng.
5. Xây nhà khung thép cho trọng lượng nhẹ hơn tường gạch
Tấm bê tông nhẹ đúc sẵn được sản xuất bằng các chất liệu đặc biệt nên có trọng lượng cực nhẹ so với tường gạch truyền thống.
Như vậy khi kết hợp với khung thép thì trọng lượng của công trình giảm đi đáng kể. Lợi ích này đặc biệt cần thiết với những ngôi nhà xây trên nền móng yếu, tăng độ an toàn.
6. Tính thẩm mỹ cao
Những công trình xây nhà bằng khung thép 2 tầng – 5 tầng bằng tấm bê tông nhẹ tạo một cảm giác rất hiện đại, mới mẻ.
Nếu bạn đã chán ngấy với những ngôi nhà giống hệt nhau và muốn tìm kiếm một cách tiếp cận mới cho căn nhà của mình thì đây chính sự lựa chọn tuyệt vời.
8. Vật liệu thân thiện môi trường
Với những nhà truyền thống, chưa kể chi phí cho vật liệu đắt đỏ, mà trong quá trình thi công, vật liệu phụ thường bị lãng phí.
Nhưng với nhà bằng khung thép vật liệu thường được sản xuất trong nhà máy, bạn chỉ cần lắp dựng ngoài công trình. Do đó bất kì vật liệu phụ nào cũng được tái chế giảm thiểu rác thải.
Ngoài ra, các vật liệu xây dựng nhà khung ghép tấm bê tông nhẹ các bạn có thể tháo dỡ di dời và tái sử dụng. Đây được xem là bước cải tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường.
9. Dễ quản lý chất lượng công trình nhà khung thép tiền chế
Nhà khung thép bằng tấm bê tông nhẹ được xây dựng trong một môi trường được kiểm soát, theo một tiêu chuẩn cụ thể. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm là ngôi nhà của bạn sẽ được xây dựng với chất lượng đồng đều.
Nhìn chung, mô hình xây nhà bằng khung thép 2 tầng – 5 tầng bằng tấm bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với giải pháp xây dựng truyền thống. Do đó, các gia chủ nên cân nhắc tham khảo để sở hữu một ngôi nhà như ý.
Cách xây nhà khung thép 2 tần – 5 tầng với tấm bê tông nhẹ
Ngoài những thắc mắc về xây nhà khung thép có rẻ không, cũng có rất nhiều gia chủ, nhà thầu băn khoăn về cách xây nhà khung thép đặc biệt là nhà 2 – 5 tầng.
Để hoàn thành một công trình làm nhà khung thép với tấm bê tông nhẹ an toàn, hoàn hảo bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Gia công hệ xương đỡ tấm bê tông nhẹ
Đầu tiên xây dựng khung xương được thiết kế để liên kết với nhau bằng mối hàn hoặc liên kết đinh rút, vít.
Thanh đứng chịu lực theo phương thức dọc cách nhau 407 mm một thanh. 2 đầu của thanh thép được liên kết ngàm vào dầm bo chắc chắn vĩnh cửu.
Bước 2: Xây nhà khung thép, lắp đặt tấm tường bê tông nhẹ
Người thợ đưa tấm tấm bê tông nhẹ vào hệ khung, toàn bộ phần cạnh của tấm phải nằm trên hệ khung. Khe ghép hở có khoảng từ 2-3mm tránh việc co rút của tấm . Bởi nhiệt độ thay đổi của môi trường dễ làm co rút hay giãn nở tấm.
Sau đó sử dụng vít tự khoan 3 tới 3,5mm. Khoảng cách vít trên phần đường cạnh là 20-30cm.
Ở phần giữa tấm khoảng cách vít sẽ là 30-40cm. Để tránh cho tấm bị nứt, đinh nên cách đường mép cạnh trên và cạnh dưới khoảng 2 cm và cách đường cạnh bên trái, bên phải 1.5 cm.
Bạn lau sạch bề mặt tấm và đưa thêm thanh chèn vào khe nối trước khi bơm keo vào khe hở. Với mục đích là để tiết kiệm lượng keo cần sử dụng.
Cuối lắp đặt xong tấm tấm bê tông nhẹ sẽ được bơm thêm vào trong thân vách vật liệu Foam Pu. Chúng có tác dụng cách âm, cách nhiệt cực tốt.
Bước 3: Hoàn thiện bề mặt tấm bê tông nhẹ
- Xử lý mối nối tấm bê tông nhẹ: Giữa mỗi mối ghép các tấm tường bê tông nhẹ người ta thường dùng keo chuyên dụng như keo bọt nở Selfoam. Các tấm phía trên so le với tấm phía dưới. Các tấm giáp míu ở góc cột bạn nên ghép tiếp giáp nhau phía ngoài cột, nhằm đảm bảo việc gắn kết giữa các tấm.
Sử dụng keo có khả năng thích ứng với biến đổi nhiệt độ, dãn nở bề mặt tấm tấm bê tông nhẹ. Đồng thời ngăn chặn các vết nứt phát sinh tại mép tấm có vít .
- Sơn tấm tấm bê tông nhẹ: Sử dụng sơn chống thấm bề mặt chủng kháng UV mang đến khả năng chống thấm vĩnh viễn, bền lâu.
Ngoài xây nhà khung thép tấm bê tông nhẹ với công trình 2 tầng – 5 tầng, bạn có thể tham khảo xây dựng nhà khung thép cấp 4 qua bài viết nhà lắp ghép giá rẻ sau đây
Giải đáp xây nhà khung thép có rẻ không? KTS đã đưa ra chi tiết bảng giá xây nhà khung thép dân dụng 1 tầng, 2 – 5 tầng. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp quý gia chủ, nhà thầu lựa chọn giải pháp thi công phù hợp cho công trình.
Xem các đơn hàng khác