Trát tường là gì, trát tường như thế nào? là câu hỏi của rất nhiều thợ thi công mới vào nghề. Được biết đây là một công đoạn quan trọng để làm phẳng tường nhà cũng như hỗ trợ lớp sơn đẹp. Tuy nhiên, để có một lớp trát tường đẹp đòi hỏi thợ thi công phải có kỹ thuật trát tường tốt, kỹ thuật đó như thế nào mời bạn xem ở bài viết sau!
Gợi ý: giải pháp xây nhà tấm ALC không cần trát tường chỉ việc bả sau đó sơn trực tiếp luôn
Trát tường là gì?
Trát tường là một trong những công đoạn quan trọng trong xây dựng dùng các nguyên liệu như vữa để làm phẳng tường có tác dụng làm đẹp, hỗ trợ lớp sơn cũng như bảo vệ cho kết cấu để chống lại các tác động của va đập cơ học, sự ăn mòn hóa học, sinh học, làm chậm tác động của nhiệt độ cao do lửa cháy.
Được biết, công tác trát tường được thực hiện sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt mạng dây ngầm và các chi tiết có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện.
Trát tường có mấy loại
Trát tường có 3 loại trát là trát tường 1 lớp, trát tường 2 lớp (tức trát tường lạnh) và trát tường 3 lớp.
- Trát tường 1 lớp: cho chiều dày lớp vữa khoảng 1 phân
- Trát tường 2 lớp: Cho chiều dày vữa khoảng 1,5 – 2 phân
- Trát tường 3 lớp: Cho chiều dày vữa khoảng 2.5 – 3 phân. Thường đóng vai trò là lớp trát lót, lớp trát đệm, lớp trát ngoài cùng.
Thông thường kiểu trát tường 1 lớp và 2 lớp là 2 kiểu trát tường phổ biến. Nếu như lớp trát 1 lớp giúp tối ưu chi phí thì trát tường 2 lớp mang lại những cải thiện về khả năng chống thấm, hạn chế nứt, cách âm, cách nhiệt tốt.
Hướng dẫn 7 bước trát tường đúng kỹ thuật
Để đảm bảo quá trình thi công trát tường chuẩn, đẹp, phẳng, mịn, đúng kỹ thuật, thợ mới vào nghề nên tham khảo các bước trát tường sau:
- Bước 1: Sau khi phun nước tường thì chuẩn bị vữa. Vữa trát tường trộn theo tỉ lệ 1:3.
- Bước 2: Ta chỉ việc lấy một lượng vữa vừa đủ lên bàn xoa và đắp, trát lên tường. Lúc này, tay trái cầm bàn xoa và ốp vữa lên tường theo chiều đi lên, tay trái cầm bay và miết theo đường vữa đi để tránh vữa bị rơi vãi và lớp vữa bám chắc vào tường hơn.
Ở những đoạn tường cao bạn cần lấy bay xúc vữa, miết và trát lên tường. Cứ thực hiện bước này cho đến khi hết mặt tường.
- Bước 3: Dùng bay trát 1 lớp vữa khô. Lớp vữa khô này rất mỏng.
- Bước 4: Đánh mốc tường 2 bên và trên dưới
- Bước 5: Dựa vào mốc, nếu chỗ nào lõm thì bù vữa vào, còn nếu chỗ nào thừa thì dùng thước gạt vữa sao cho bề mặt tường phẳng đều nhau. Đồng thời trét thêm vữa cho những chỗ lõm.
- Bước 6: Dùng thước cán tiếp lượt thứ hai sao cho bề mặt phẳng và đều nhau
- Bước 7: Dùng bay xoa để làm mịn mặt phẳng
- Bước 8: Dùng mút hoặc xốp xoa qua tường để đảm bảo lớp trát được phẳng, nhẵn hơn.
Được biết, nếu sử dụng máy trát tường xây dựng, tiến độ thi công trát tường sẽ nhanh hơn gấp 2 lần bình thường.
Cách trát tường không bị nứt, lưu ý khi trát tường
Bên cạnh những băn khoăn về trát tường là gì, cũng có rất nhiều thắc mắc về cách trát tường làm sao không bị nứt.
Và để đảm bảo tường trát không bị nứt, đẹp chuyên gia của Glumic VietNam bằng những kinh nghiệm công trường 11 năm của mình tư vấn những lưu ý khi trát tường như:
1.Chuẩn bị trát
- Thực hiện công đoạn trát khi tường đủ cứng. Thông thường sau khi xây khoảng 10 15 ngày, sau khi đã có sự kiểm tra về độ thẳng của bức tường ta mới có thể tiến hành bước trát.
- Đừng quên tưới ẩm tường cũng như đảm bảo tường sạch tạp chất, nhũ tương, rác, dầu để đảm bảo tăng độ liên kết, bám dính của lớp trát.
- Đối với vị trí mà bê tông, ta sẽ phải tạo nhám trước khi trát.
- Đối với các vị trí tiếp giáp giữa tường xây bằng bê tông, ta sẽ đóng một cái lưới mắt cáo để tránh tình trạng nứt dọc tường cột. Vị trí lưới mắt cáo nằm ở giữa cột và tường sao cho mỗi mỗi bên lưới chiếm khoảng 15 phân.
- Mốc trát: Đắp mốc trát trước khi trát tường để đảm bảo lớp trát được định hình phẳng không bị méo. Khoảng cách các mốc trát là 2 – 2,5m.
2.Thi công trát
- Khi trát tường, với thợ không chuyên sẽ có rất nhiều điểm trát dày, trát mỏng khác nhau
- Nếu trát tường 2 lớp, khi xong lớp 1 ta có thể dùng lưới sắt tạo nhám cho bề mặt trước khi vào lớp 2. Điều này giúp lớp 2 được bám chắc vào tường hơn. Lưu ý không để lớp 1 khô lâu quá vì sẽ gây tách lớp. Thường khi xong lớp 1, tạo nhám xong để 3 – 4 tiếng là có thể thi công lớp 2.
- Cách kiểm tra chất lượng vữa. Chúng ta cho vỡ lòng bàn tay người ta bóp thử, nếu mà vữa không nát, cũng không bị chảy vữa thì vữa đạt chất lượng
- Trát tường trong thì sử dụng mác vữa 50 cũng được. Nếu điều kiện kinh tế có ta có thể sử dụng mác vữa 75.
- Đối với các vị trí vệ sinh, vị trí ngoài trời tiếp giáp với nước ta nên trát với mác vữa cao hơn.
Các vấn đề thường gặp khi trát tường
- Trên tường xuất hiện những vết nứt chân chim, nứt co ngót
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do vật liệu co ngót. Cách khắc phục là đánh lại. Tại vị trí vết nứt, ta rạch vết nứt để cho tường co ngót thoải mái rồi phủ lại vữa.
- Hiện tượng bị Ộp tường trát:
Tường bị ộp có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là trong quá trình trát vách bê tông ta tạo nhám. Thứ hai, nguyên nhân sâu xa có thể là do vệ sinh hồ dầu vào nhũ thương chưa sạch.
- Bề mặt hằn vết dụng cụ vật liệu xây trát
Cách khắc phục là đánh lại mặt bằng một tấm mút hoặc mạn một lớp vữa lỏng mỏng trên bề mặt để đảm bảo chất lượng.
Lưu ý: lớp mạn này cần được sàng cát mịn tỷ lệ khoảng 1:1 để đảm bảo tường phẳng.
Trát 1m2 tường hết bao nhiêu vữa, bao nhiêu cát
Cùng các giải đáp về trát tường là gì, chuyên gia xây dựng của Glumic về cách tính 1m2 tường hết bao nhiêu nguyên vật liệu vữa và cát.
Trong công tác trát bao gồm có công tác trát trong, trát ngoài, trát trần và trát dầm.
- Công tác trát trong gồm các mác vữa là mác 50, 75
- Trát ngoài gồm có mác 50, mác 75.
- Trát trần, dầm thì dùng vữa mác 75
Các quy ước:
- Trát tường dày 1,5cm, vữa XM mác 50 ta có 1m2 tường sẽ tốn khoảng 4,438kg xi măng và 0,019m3 cát. Tỷ lệ trộn 1:5
- Trát tường dày 1,5cm, vữa XM mác 75 ta có 1m2 tường sẽ tốn khoảng 6,121kg xi măng và 0,018m3 cát. Tỷ lệ trộn 1:3
- Trát tường dày 2cm, vữa XM mác 75 ta có 1m2 tường sẽ tốn khoảng 8,281kg xi măng và 0,024m3 cát. Tỷ lệ trộn 1:3
- Trát tường dày 2cm, vữa XM mác 50 ta có 1m2 tường sẽ tốn khoảng 6,004kg xi măng và 0,025m3 cát. Tỷ lệ trộn 1:5
Ví dụ: Công tác trát tường ngoài 50m2 có độ dày 1,5cm sử dụng vữa Xi măng PC 30 mác 50.
Dựa theo quy ước ta có:
- 1m2 tường sẽ tốn khoảng 4,438kg xi măng và 0,019m3 cát.
Như vậy để tính được khối lượng xi măng, cát ta chỉ việc lấy: diện tích trát x định mức xi măng.
Cụ thể, 50 x 4,438= 221,9 kg xi măng và 50 x 0,019= 0,95 m3 cát mịn
Nếu sử dụng vữa XM mác 75 độ dày tường khác ta chỉ việc áp dụng theo quy ước trên.
Xây tô 1m2 tường bao nhiêu tường
Dựa theo cách xác định số lượng xi măng, cát ở trên ta chỉ cần lấy tất cả các hạng mục trát với các yêu cầu cấp phối khác nhau cộng lại rồi quy đổi ra bao xi măng và m3 cát để tính tiền.
Được biết, khối lượng 1 bao xi măng là 50kg.
Công nghệ xây tường không cần trát hiện nay
Là công nghệ xây dựng phát triển vượt bậc, việc thi công với tấm bê tông nhẹ EPS sẽ không cần phải thi công bước trát như truyền thống.
Nghe có vẻ như rất mơ hồ và chắc hẳn có rất nhiều thợ thi công đặt ra câu hỏi “không trát thì làm sao mặt tường đẹp để mà sơn được”.
Trên thực tế, tấm bê tông nhẹ EPS là nghiên cứu vật liệu xây dựng vượt bậc với cấu tạo từ các hạt xốp EPS + xi măng và các loại phụ gia. Sở hữu tấm không cần trát là bởi bề mặt tấm phẳng mịn không cần phải trát, chỉ việc trét bột trét và sơn nhà như bình thường.
Ngoài ra, kích thước tấm to nên tiến độ thi công rất nhanh chỉ việc lắp ghép các tấm lại với nhau.
Theo như khảo sát tiến độ thi công loại vật liệu EPS nhanh hơn gấp 2 – 3 lần so với truyền thống và tiết kiệm công thợ. Thế nhưng nếu tính tổng chi phí thì loại vật liệu này cho chi phí đầu tư cao hơn khoảng 10 – 20% so với truyền thống.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về bê tông siêu nhẹ mới nhất tại đây!
Trên đây là các thông tin về trát tường là gì và cách trát tường đẹp. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp thợ mới vào nghề hiểu hơn về công đoạn lại.
Xem các đơn hàng khác