Kết cấu mái dốc bê tông cốt thép luôn là mẫu mái rất được ưa chuộng nhờ độ chắc chắn cũng như mang tới góc nhìn thẩm mỹ cao. Hiện nay có 2 giải pháp thi công mái dốc là đổ bê tông cốt thép và thi công bằng tấm EPS tiện lợi.
Tham khảo thêm 4 loại bê tông nhẹ làm mái, sân thượng phổ biến khác!
Kết cấu mái dốc bê tông cốt thép là gì?
Mái bê tông cốt thép được xây dựng toàn khối, thiết kế đổ dốc theo độ dốc của mái nhà sau đó thi công lợp hoặc dán ngói lên phía trên.
Được biết, phương pháp thi công mái này sẽ phải sử dụng ghép ván khuôn, đặt thép và đổ bê tông sau đó mới đến công đoạn dán ngói.
Công trình mái dốc được ứng dụng phổ biến trong xây dựng cũng như kiến trúc nhà mái thái, mái lệch,…
Cấu tạo mái dốc
1.Hình thức mái
Ta có những mẫu nhà có hình thức mái sau:
- Nhà 2 mái dốc thông thường
- Nhà 4 mái dốc (có thêm 2 mái đầu hồi)
- Nhà mái dốc phức tạp, nhiều mái
- Nhà 1 mái dốc
2.Cấu tạo
Mái dốc có 2 bộ phận chính là: sườn mái và lớp che lợp
- Sườn mái: là hệ thống kết cấu đỡ mãi gồm: tường thu hồi, dầm hoặc vì kèo (các cấu kiện trên tạo lên độ dốc của mái), xà gồ và cầu phong (đối với mái ngói).
Nếu mái cấu tạo vì kèo có thể làm bằng gỗ, thép, hỗn hợp thép – bê tông cốt thép trong đó thông dụng nhât là vì kèo gỗ hoặc thép.
- Lớp che lợp là lớp ngói, tôn,…
- Vì kèo: Chất liệu được sử dụng phổ biến là thép, có cấu tạo hình tam giác hỗ trợ nâng đỡ hai phía của mái dốc.
- Hệ thống giằng: Được xem là cầu nối liên kết vì kèo và khung mái thông qua xà gồ, giúp tăng tính vững chắc cho cấu tạo mái dốc đồng thời đảm bảo chịu tải trọng tốt và kiên cố cho mái nhà.
- Xà gồ: Là vật dụng quan trọng của hệ thống giằng, có chức năng chống đỡ vì kèo và khung mái
- Cầu phong: Là những thanh gỗ có hình chữ nhật được sắp xếp vuông góc với xà gồ
- Li tô: Là phần gỗ mắc ngang qua cầu phong, có chức năng giữ ngói cố định khi lợp
Ưu nhược điểm của mái dốc bê tông cốt thép
1.Ưu điểm kết cấu mái dốc bê tông cốt thép
Sở dĩ mái dốc bê tông cốt thép được rất nhiều gia chủ lựa chọn là bởi các đặc điểm ưu việt sau:
- Mái nhà bê tông cốt thép cho chất lượng bền chắc, vững hơn so với các biện pháp thi công các loại mái khác.
- Cho khả năng chịu tải tốt, gia chủ có thể dễ dàng lắp đặt các thiết bị khác cho mái như bồn nước hay thậm chí là dàn nước nóng năng lượng mặt trời mà không cần đắn đo về vấn đề tải trọng.
- Mái dốc bê tông cốt thép an toàn bởi cấu tạo và đặc điểm có thể ngăn trộm cắp đột nhập vào nhà.
- Vững chãi nên ít bị ảnh hưởng của mưa gió bão
- Khả năng chống nóng tốt vì lớp bê tông dày cộng thêm có độ dốc, chóp mái cao không lo nắng nóng.
- Khả năng thoát mưa tốt, mái cao không gây ứ đọng nước khi trời mưa.
- Dễ dàng thi công lợp ngói và mang lại thẩm mỹ tối đa cho ngôi nhà
2.Nhược điểm mái dốc bê tông cốt thép
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mái dốc còn có một số điểm hạn chế như:
- Làm tăng tải trọng cho nền móng vì mái bê tông cốt thép tương đối nặng.
- Nếu không có phương pháp lợp mái đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng lưu nhiệt bê tông và khiến mái nhà sẽ bị nóng.
- Kết cấu mái dốc dày nên không có khả năng tháo lắp khi cần di chuyển hay có khó khăn khi phá dỡ công trình.
- Dễ bị nứt, thấm dột bê tông
- Quá trình thi công mái dốc bê tông diễn ra phức tạp, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Quá trình đổ bê tông sàn mái dốc
Sau khi đã chuẩn bị thi công hệ dầm, thép thì tiến hành đổ bê tông cho mái dốc.
Bước 1: Điều khiển vòi bê tông tươi và chia đều bê tông vào mái
Bước 2: Dùng xẻng, bay,… để cào, phân bổ lại bê tông cho đều hơn. Mặt khác, sử dụng đầm dùi đẻ dùi vào vị trí dầm mái.
Bước 3: Dùng bay sắt, bàn trà để bề mặt mái được phẳng hơn
Bước 4: Bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng là công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo chống thấm nứt cho mái bê tông. Theo đó, công việc này phải tiến hành ngay sau khi quá trình đổ mái bê tông kết thúc và đạt đến độ khô nhất định.
Thực hiện phủ nilon, bạt để giữ độ ẩm cho mái bê tông trong quá trình thủy hóa.
Ứng dụng mái dốc bê tông cốt thép
Mái dốc bê tông cốt thép có thể ứng dụng thi công được rất nhiều loại mái như:
- Mái thái: Là kiểu kiến trúc mái thấp tầng, chủ yếu là 1 trệt 1 tầng, nhà biệt thự, cấp 4,… . Mái thái cũng có nhiều kiểu là kiểu mái chữ A, mái giật cấp,…
- Mái lệch: Mái lệch là sự cách điệu so với mái dốc nhưng lại yêu cầu hình thức thi công như giống đối với mái dốc. Đặc điểm của loại mái này là mang lại khối kiến trúc trẻ trung, hiện đại thay vì đơn điệu,…
- Mái tam giác: Đây là kết cấu mái nhà phổ biến hiện nay, được ứng dụng chủ yếu trong xây nhà tầng, nhà cấp 4,… (Tham khảo thêm vật liệu xây dựng mái nhà hình tam giác và các mẫu mẫu mái tam giác đẹp tại đây)
Thi công mái dốc dễ dàng, trọng lượng nhẹ với tấm bê tông EPS
Khắc phục nhược điểm tải trọng lớn, dễ bị nứt cũng như khả năng chống nóng kém, tấm bê tông nhẹ EPS ra đời và dần thay thế phương pháp đổ bê tông mái dốc truyền thống hiện nay.
Cụ thể, việc thi công mái dốc trở nên dễ dàng với việc ghép các tấm bê tông EPS kích thước lớn vào với nhau.
Ưu điểm của mái dốc bê tông nhẹ EPS:
- Thi công nhanh gấp 2 lần so với bê tông truyền thống
- Trọng lượng nhẹ nên giảm tải cho nền móng
- Cho khả năng chống thấm, cách nhiệt, chống nóng tốt nhờ có hạt xốp EPS
- Bề mặt phẳng nên có thể liên kết dễ dàng với các vật liệu ngói.
Được biết, ngoài ứng dụng thi công mái dốc thì hiện nay tấm bê tông EPS được sử dụng phổ biến trong xây tường nhà, hàng rào, làm sàn công trình nhà lắp ghép, khung thép,…
Bản vẽ kết cấu mái dốc bê tông cốt thép
Trên đây là các nội dung về kết cấu mái dốc bê tông cốt thép. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp gia chủ hiểu hơn về loại móng này cũng như cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp. Để tham khảo nhiều hơn các loại mái khác cũng như các xu hướng ngành xây dựng, quý bạn có thể truy cập tới chuyên mục tin tức của Glumic Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin mới.
Xem các đơn hàng khác