Nên dùng dây điện đơn hay đôi – Cách đi dây điện âm, nổi trong nhà đẹp

Nên đi dây điện đơn hay đôi Background

Nên dùng dây điện đơn hay đôi? Tùy vào nhu cầu, mong muốn của gia chủ mà nên lựa chọn đơn hay đôi. Vậy dây điện đơn hay đôi là như thế nào, mời gia chủ có thể tham khảo những giải đáp sau!

Xem thêm cách đi đường dây điện tấm bê tông nhẹ nếu tường nhà bạn là bê tông nhẹ

Nên dùng dây điện đơn hay đôi? 

Lựa chọn dây điện đơn hay đôi là tùy vào nhu cầu mong muốn của gia chủ. Đối chiếu với các loại dây điện đơn và đôi, sau đây là chi tiết từng loại để quý gia chủ có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và công trình nhà ở của mình. 

1.Dây điện đơn

  • Dây đơn cứng: Là loại dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC có cấp điện áp là 600V. Loại dây này còn có dây đơn cứng không chì, không gây hại đối với con người và môi trường. 
  • Dây đơn mềm: Là loại dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc bằng vật liệu cách điện PVC và có điện áp là 250V. Loại dây này cũng bao gồm dây đơn mềm không chỉ, không tác hại cho con người và môi trường. 

Dây đơn cứng, ruột nhôm: Là loại dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC và có cấp điện áp là 600V. Ngoài ra, dây cũng có loại không chì, an toàn với con người và thân thiện với môi trường

Nên đi dây điện đơn hay đôi
Dây điện đơn có 2 loại là dây cứng và dây mềm

2.Dây điện đôi

  • Dây đôi mềm dẹt: Là loại dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra 1 dây dẹt có 2 ruột dẫn cách nhiệt song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.

Ngoài ra, còn có dây đôi mềm dẹt không chì, không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì. 

  • Dây đôi mềm xoắn: Là loại dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm riêng biệt có cấp điện áp của dây là 250V. Dây cũng có loại dây đôi mềm dẹt không chì, không tác hại cho con người và môi trường. 
  • Dây đôi mềm tròn: Là loại dây gồm 2 dây đơn mềm riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài 1 lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây có cấp điện áp là 250V. Dây cũng có loại không chỉ, an toàn với con người. 
  • Dây đôi mềm ovan: Là loại dây gồm 2 dây đơn mềm riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song và được bảo vệ bằng lớp vỏ PVC. 
  • Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC: là loại dây có ruột dẫn gồm 7 sợi đồng xoắn đồng tâm và được bảo vệ bởi lớp bọc PVC. Dây có cấp điện áp là 450/750V. Ngoài ra,dây cũng có loại không chì, an toàn với con người và thân thiện với môi trường. 
  • Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC: là loại cáp có 1 hay nhiều lõi cáp. Trong đó, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Dây có cấp điện áp là 450/750V hoặc 0.6/1kV và có loại không chì. 
Nên đi dây điện đơn hay đôi
Dây điện đôi cũng có nhiều loại

Kỹ thuật đi đường điện trong nhà

Bên cạnh những băn khoăn về nên đi dây điện đơn hay đôi thì cũng có rất nhiều người thắc mắc không biết đi đường điện như thế nào và đi đường điện âm tường, nổi tường khác nhau như thế nào?

Gợi ý: làm sàn bê tông nhẹ cho hiệu quả chống thấm hiệu quả khi đi dây điện dấu trần. 

Mời bạn cùng chuyên gia xây dựng Glumic tìm hiểu chi tiết các kỹ thuật và lưu ý khi đi dây điện âm, nổi tường trong nhà sau:

1.Cách đi đường điện âm tường trong nhà

Đi đường điện âm tường là cách thiết kế mạng điện chìm, đi dây bên trong tường hoặc dưới đất. Với cách đi này dây sẽ không bị lộ ra ngoài và tránh được nguy hiểm trong quá trình sử dụng 

Ưu điểm:

  • Đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà
  • An toàn và tiện nghi khi sử dụng
  • Áp dụng cho nhiều công trình

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao 
  • Sửa chữa khó khăn hơn 

Cách đi dây điện âm tường:

Bước 1: Xác định vị trí đi đường điện trong tường: Dựa trên bản thiết kế bạn cần xác định được vị trí ổ cắm, đường đi đường điện trong nhà. Việc xác định đúng vị trí trước khi thực hiện sẽ giúp bạn dễ dàng lắp đặt và sắp xếp đường dây điện. 

Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi của dây điện: Sau khi xác định được vị trí, hình dung được vị trí đường điện bạn cần thể hiện lên bản vẽ được gọi là sơ đồ hệ thống đường đi đường điện. Hãy lưu giữ bản vẽ này để xem xét lại vị trí lắp đặt thiết bị khi xảy ra sự cố. 

Bước 3: Tiến hành lắp điện âm tường 

  • Dùng phấn, bút để đánh dấu đường dây điện trên tường
  • Dùng máy gạch hoặc khoăn để tạo rãnh, cắt theo đường vừa vẽ với độ sâu vừa phải
  • Đi đường ống điện: Các ống sẽ được đưa vào rãnh, cố định bằng dây kẽm. Các đường ống này cần phải chịu nhiệt tốt và không bị thấm nước. 
  • Luồn dây điện. Theo kinh nghiệm của các KTS, bạn nên luồn dây điện trước khi thi công sẽ tránh được các khó khăn khi thực hiện. 
  • Trám lại các đường ống điện đó để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho tường.

Nếu công trình được làm bằng tấm bê tông EPS thì có sẵn các rãnh ngàm âm dương để đi đường điện nên hạn chế việc đục tường tối đa. 

Nên đi dây điện đơn hay đôi2
Thông thường các công trình nhà ở lựa chọn đi dây điện âm tường

2.Cách đi dây điện nổi trong nhà đẹp

Đi đường điện nổi là cách đi đường điện truyền thống từ trước tới giờ. Các dây sẽ nằm bên ngoài mặt tường và được bao lại bởi các nẹp nhựa. Cách đi đường điện nổi này có thể áp dụng ở hầu hết các công trình đến nhà xưởng. 

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp 
  • Dễ dàng sửa chữa 
  • Dễ dàng thay đổi thiết kế hệ thống điện 
  • Đi đường điện nổi không đòi hỏi sơ đồ mạch điện kỹ càng

Nhược điểm: 

  • Tính thẩm mỹ thấp 
  • Không đảm bảo an toàn 

Cách đi dây điện nổi tường:

  • Dựa theo bảng thiết kế, xác định vị trí đường điện nổi 
  • Đi đường điện nổi. Ở các vị trí bẻ góc tường bạn nên uốn cong theo góc phải thật tỉ mỉ. 
  • Sử dụng ống gen dẫn điện để che đậy dây điện nổi 
  • Không đấu tắt trong gen bán nguyệt

Lưu ý khi đi dây điện trong nhà 

Đối với kiểu đi nổi

  • Dây nên dùng loại có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa 
  • Dây trong nhà phải cao tối thiểu 2,5m so với mặt đất. Có khoảng cách tối thiểu 2,5m so với ban công và cao khoảng 0,5m so với cửa sổ. 

Đối với kiểu đi âm tường

  • Tuyệt đối không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ trong hoặc dưới các lớp tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. 
  • Không được đặt đường điện ngầm trong tường chịu lực sâu quá ⅓ bề dày của tường. 
  • Không đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi
  • Tuyệt đối cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở hoặc chôn trực tiếp ở dưới đất bên ngoài nhà 
  • Dây đi xuyên tường phải nhà phải luồn ống cách điện không cháy và tránh nước đọng trên dây. 

Xem thêm: Cầu thang bê tông dẻo là gì? Liệu có đảm bảo chắc chắn

Một số gợi ý sơ đồ đi dây điện trong nhà

Trên đây là các giải đáp về nên đi dây điện đơn hay đôi. Hy vọng rằng với những thông tin và gợi ý trên quý gia chủ, thợ thi công mới vào nghề có thể hiểu hơn về cách đi đường điện trong nhà.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *