Trần nhà bị nhỏ nước, thấm dột là một trong những hiện tượng mà rất nhiều gia đình gặp phải khi vừa mới xây xong khoảng 4-5 năm. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây bất cập cho cuộc sống sinh hoạt gia đình mà lâu dần còn để lại những vết mốc rất mất thẩm mỹ ở trần. Vậy làm thế nào khi trần nhà bị rỉ nước, mời bạn xem ngay hướng dẫn sau!
Gợi ý: giải pháp làm trần, mái tấm bê tông khí chưng áp chống thấm vượt trội hiện nay
Trần nhà bị nhỏ nước nguyên nhân do đâu?
Trần nhà bị nhỏ nước là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt thường gặp sau 1 thời gian sử dụng công trình.
Khi đó, trần nhà không chỉ xuất hiện các vết nứt, nhỏ nước mà còn bị ứ đọng xuất hiện các vết loang ẩm mốc rất gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Theo như kinh nghiệm xây dựng của tổng thầu Hoàng Thế Giang cho biết, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:
- Các đội thi công, không xử lý triệt để thoát nước cho sân thượng, dẫn đến nước mưa bị ứ đọng lâu dần bị thấm dột.
- Thi công đổ bê tông trần không đảm bảo chất lượng, kỹ thuật bảo dưỡng bê tông kém dẫn đến co ngót do thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa. Trong ngôn ngữ xây dựng người ta hay gọi là sốc nhiệt bê tông làm cho bề mặt sân thượng bị nứt chân chim. Khi mưa nước ngấm vào khe nứt đó và thấm dột dần.
- Do sự thay đổi cấu trúc vật liệu bao quanh sân thượng. Thí dụ như nền móng không đảm bảo chất lượng hay là móng mà bị lún dẫn tới là dầm, cột sẽ bị lún theo và xuất hiện các vết nứt.
- Chất lượng mác bê tông kém chất lượng: ví dụ như xây nhà sử dụng bê tông tươi, có nhiều đơn vị cung cấp bê tông tươi kém chất lượng thì khi đó cũng gây ra trường hợp bê tông bị thiếu mác. Hay thậm chí là do sắt đan sàn, không đảm bảo không đủ cũng gây nứt trần nhà.
Hậu quả của trần nhà bị rỉ nước
- Chỉ cần trời mưa là trần nhà sẽ bị rỉ nước từng giọt và kéo dài cho đến khi từ 1 – 2 hôm sau khi mưa hết.
- Trần nhà bị thấm sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Cụ thể gây trơn trượt, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Ngoài ra tình trạng thấm dột ngày qua ngày như vậy sẽ bị tràn nước nếu bạn không thay thảm thường xuyên hoặc đổ nước từ chậu hấng thường xuyên.
- Nếu bị thấm dột lâu ngày sẽ dẫn đến nấm mốc, vết loang màu rêu, đen, ố vàng hay lớp sơn phồng rộp xung quanh gây mất thẩm mỹ.
- Vết thấm do có sự xâm nhập của nước nên dần phá hủy kết cấu bê tông
- Nguy cơ cao mắc bệnh da, hô hấp đối với các thành viên trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ
Trần thạch cao bị thấm nước có sao không?
Về cơ bản nguyên nhân khiến trần thạch cao bị thấm nước cũng giống như các lý do kể trên và hậu quả cũng gây ẩm mốc, ố vàng cho lớp trần thạch cao.
Về cách xử lý, ngoài việc xử lý vấn đề gốc gác từ các vết nứt trên sân thượng với những cách được Glumic gợi ý ngay bên dưới đây thì để đảm bảo thẩm mỹ hoàn hảo cho không gian nhà bạn cần gỡ bỏ lớp trần thạch cao cũ và thi công trần mới.
Hiện nay ngoài lựa chọn trần thạch cao bạn có thể lựa chọn giải pháp trần nhựa cũng cho thẩm mỹ nhà đẹp không kém. Về trần nhựa có chịu ảnh hưởng của thấm nước hay không bạn có thể xem tại bài viết “Trần nhựa có bền không? Sự khác nhau giữa trần nhựa và trần thạch cao” tại đây.
Cách chống thấm trần nhà triệt để
1.Sử dụng nến (paraphin)
- Bước 1: Xác định vị trí đường vết nứt và dùng máy đục hoặc đột để khơi rộng vết nứt khoảng 3-4 cm trên sân thượng đó.
- Bước 2: Làm sạch bụi bê tông vừa đục
- Bước 3: Đặt cây nến vừa vặn vào vết nứt rồi dùng đèn khò, khò cho đến khi nến nóng chảy. Trường hợp không có đèn khò bạn có thể đun nến lên và đổ chất lỏng đó vào vết nứt.
- Bước 4: Hòa xi măng và cát trát lên bề mặt vết nứt. Hoặc dùng keo silicon bơm vào vết nứt và để khô. Điều này sẽ giúp vào thời tiết mùa hè nến bị chảy sẽ không ảnh hưởng tới việc đi lại.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Chi phí rẻ
- Thi công nhanh gọn
- Cho khả năng chống thấm tuyệt đối
Nhược điểm:
- Phương pháp này mới nên chưa được ứng dụng nhiều
Giải thích tại sao nến có thể chống thấm tốt: Bản chất của paraphin là không thấm nước. Khi vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến nến (Paraphin) chảy ra, khiến thẩm thấu vào vết nứt và ngăn nước, không cho nước xâm nhập vào trong vết nứt và chảy xuống nhà.
2.Chống thấm bằng vật liệu Sika latex
- Bước 1: Chuẩn bị 1 bao xi măng, 1 can sika
- Bước 2: Phá bỏ lớp vữa cũ đến nền bê tông
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt
- Bước 4: Trộn sika + nước theo tỷ lệ 1:1 và cho xi măng vào sau. Hỗn hợp thu lại ta gọi là hồ dầu
- Bước 5: Tưới ẩm lên vết nứt và quét hồ dầu vào vết nứt
- Bước 6: sau 1 tiếng lớp hồ dầu khô ta lại tiến hành tưới nước dưỡng ẩm
- Bước 7: Trám lại bằng lớp vữa chống thấm (vữa này dùng Sika + cát + xi măng)
Ưu điểm:
- Cho khả năng chống thấm tốt
Nhược điểm:
- Thi công khá phức tạp
- Chi phí cao
3.Sử dụng keo sika Flex construction
- Bước 1: Xác định vết nứt sau đó đục, cắt để mở rộng bề mặt vết nứt khoảng 10cm.
- Bước 2: Làm sạch bề mặt vết nứt
- Bước 3: Dùng keo sika Flex construction bơm đầy mạch đã cắt
- Bước 4: Sau khi keo khô quét 1 lớp hóa chất gốc Polyurethane, độ đàn hồi 400%
- Bước 5: Sau khi keo khô, tiến hành trải 1 lớp lưới thủy tinh chống thấm có tác dụng giữ cho vết nứt được đảm bảo trong quá trình giãn nợ nhiệt đồng thời tăng cường khả năng kết dính cho các lớp keo.
- Bước 6: Tiếp tục quét lớp hóa chất gốc Polyurethane lần 2
Ưu điểm của phương pháp này:
- Thi công nhanh
- Hiệu quả chống thấm tốt
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao
4.Chống thấm bằng cách sử dụng màng khò
Đây là vật liệu được sản xuất từ công nghệ sản xuất dầu mỏ gần giống như nhựa đường. Đặc điểm của phương pháp này là ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ đàn hồi cao, có khả năng kết dính cao, và chống thấm hiệu quả.
Thông thường phương pháp này sẽ dành cho các công trình bề mặt sàn sân thượng có quá nhiều vết nứt nhỏ, chân chim.
Bước 1: Khảo sát và dọn mặt bằng sân thượng
Khi đó, mặt bằng phải đòi hỏi sạch sẽ bằng phẳng. Nếu bề mặt sân thượng bị vữa xây rơi vãi lên bề mặt thì bắt buộc phải dùng búa bằm lên.
Bước 2: quét sạch bụi trên bề mặt.
Lưu ý, thợ phải thi công quét sạch bụi thì mới đảm bảo độ bám dính giữa màng khò và bê tông mới chắc chắn được.
Bước 3: Tưới nước để rửa trôi sạch bụi lần nữa.
Bước 4: quét lớp chống thấm
lên nền bê tông sân thượng. Lớp này có tác dụng chống thấm đồng thời là lớp gắn kết giữa bê tông và màng khò giúp tăng khả năng chống thấm hơn.
Lưu ý: quét phủ kín bề mặt, tại vị trí chân tường cũng quét lên cao khoảng 2 tấc. chờ lớp chống thấm khô rồi mới thực hiện thi công bước tiếp theo.
Tại vị trí bề mặt sân thượng và chân tường lan can sẽ tạo ra góc vuông. Góc vuông này gây hạn chế khả năng bám dính của màng khò lên tường.
Chính vì vậy trước khi quét lớp chống thấm bạn cần đắp một lớp vữa, tạo độ dốc để khi vuốt màng khò sẽ dễ xử lý hơn.
Bước 5: Thi công dán màng khò
Dùng khò, khò lần lượt vào tấm màng để làm chảy nhựa bitum ra và tăng độ bám dính. Đồng thời lấy chân dẫm, miết lên trên bề mặt để lớp keo bám sát chặt chẽ hơn.
Lưu ý: Dán theo chiều ngang của nhà. Bạn tiến hành đo chiều ngang sân thượng cần dán là bao nhiêu rồi cắt trước theo đúng kích thước đó
Tại các điểm D3: nên dán từ vị trí thấp nhất dán lên. Tại tấm tiếp theo, ta dán chồng lên 5 phân so với tấm phía trước. Khi đó nước sẽ chảy từ cao xuống thấp và thoát ra nhanh chóng mà không gây ứ đọng, thấm dột.
Tại các vị trí cuối góc, cuối tấm, bạn cần tiến hành khò đến khi tan chảy rồi lấy bay vuốt ở cách cạnh đó để lớp màng bám chắc vào tường, nước không thể vô được bên trong.
Bước 6: quét 1 lớp hồ dầu giữa màng chống thấm
Bước 7: Tiến hành lót gạch như bình thường.
Lưu ý: Khi lát gạch bạn nên lót nóng. Lót nóng có nghĩa là cán vữa tới đâu lót tới đó. Bởi nếu để nền kho mà lót sạch sẽ khiến sàn gạch dễ bị bợt và tăng độ bám tốt.
Ưu điểm phương pháp này:
- Xử lý vết nứt tuyệt đối
- Áp dụng đối với bề mặt sân nhiều vết nứt
Nhược điểm:
- Thi công nhiều công đoạn
- Chi phí tốn kém
Sử dụng tấm sàn bê tông nhẹ EPS chống thấm
Bê tông nhẹ EPS là vật liệu nhẹ sử dụng phổ biến nhất bởi nhiều đặc tính có lợi đem lại.
Việc ngay từ đầu gia chủ thi công tấm sàn bê tông EPS hoặc tường EPS sẽ cho khả năng chống thấm, chống nứt gần như là tuyệt đối.
Ngoài ra, loại vật liệu này còn thi công rất nhanh do không phải trát và là dạng tấm to. Đặc biệt, việc thi công với tấm EPS còn mang đến rất nhiều lợi ích khác như: Cách âm, cách nhiệt, trọng lượng nhẹ nên giảm tải công trình, chống cháy tốt,…
Bạn có thể xem thêm tác dụng của tấm EPS qua bài viết ” bê tông siêu nhẹ giá bao nhiêu? Tìm hiểu tấm bê tông EPS là gì, ứng dụng” tại đây!
Rất nhiều trường hợp sử dụng tấm EPS có thắc mắc là công trình nhà họ vẫn bị nứt. Tuy nhiên, vết nứt ở đây không phải là tại các tấm bê tông mà do nứt ở các mạch. Mạch này thi công bằng vữa nên không tránh khỏi co ngót dẫn đến nứt.
Mà thay vào đó, thợ thi công sử dụng vật liệu keo ghép chuyên dụng dành cho loại bê tông này sẽ tránh được hiện tượng nứt mạch tuyệt đối.
Lưu ý khi chống thấm trần nhà bị nhỏ nước
Để các giải pháp chống thấm phát huy tác dụng chống thấm tuyệt đối, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Đảm bảo hệ thống thoát nước trên sân mái tốt và không có tình trạng ứ đọng nước
- Trường hợp nếu có lát gạch thì nên lựa chọn các loại gạch chống trơn trượt, kích thước nhỏ, gạch có thành phần thấm hút nước tốt.
- Ngoài những cách trên gia chủ có thể áp dụng phương pháp ốp lam công trình để ngăn chặn triệt để tình trạng nước xâm nhập
Trên đây là tư vấn giải pháp về trần nhà bị nhỏ nước. Hy vọng rằng với những thông tin sau sẽ giúp biết thêm được nhiều phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả cũng như khắc phục được triệt để tình trạng thấm dột của công trình nhà mình.
Xem các đơn hàng khác