Vật liệu xanh thân thiện với môi trường hiện nay có 5 loại phổ biến là: tấm bê tông nhẹ EPS, xốp cách nhiệt XPS, bê tông khí chưng áp,… Tương ứng với mỗi loại là ứng dụng xây dựng khác nhau, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở phần thông tin dưới đây!
Lời khuyên sử dụng vật liệu bê tông nhẹ EPS giúp giảm tải lượng khí CO2 ra môi trường
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến cụm từ vật liệu xanh ở đâu đó nhưng vẫn chưa thực sự hiểu được vật liệu xanh là gì và những lợi ích của chúng mang lại như thế nào?
Theo thống kê của Viện Vật liệu xây dựng cho thấy, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 30% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng.
Mặc dù trong những năm qua, ngành vật liệu xây dựng đã có được những bước tiến nhất định nhưng vẫn còn chưa vững chắc và còn chưa thực sự được phổ biến.
Một trong những rào cản lớn nhất khiến vật liệu xanh chưa được quan tâm sử dụng rộng rãi, đó là do những hiểu lầm có thể kể đến như vật liệu xanh có giá thành cao hơn nhiều lần so với vật liệu thông thường, hiểu nhầm vật liệu xanh là vật liệu từ thiên nhiên hoặc có màu xanh, Chỉ các dự án công trình xanh mới cần sử dụng để vật liệu xanh,…
Và trên thực tế có rất nhiều người chưa thực sự hiểu thế nào là vật liệu xanh.
Vật liệu xanh thân thiện với môi trường đảm bảo những tiêu chí gì?
1. Vật liệu xanh là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, vật liệu xanh là các vật liệu được sản xuất và sử dụng nhưng không gây hại tới môi trường.
Nó có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh trong suốt vòng đời từ khi sản xuất đến khi hết hạn sử dụng, các vật liệu này đều thân thiện và không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống.
2. 5 tiêu chí trở thành vật liệu xanh thân thiện với môi trường
Bên cạnh đó, vật liệu xanh phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí là: không độc hại, có hàm lượng tài xế cao, tiết kiệm tài nguyên phong được sử dụng lâu dài và an toàn.
Khi môi trường ngày càng ô nhiễm thì những lợi ích to lớn mà vật liệu xanh mang lại là không thể phủ nhận được.
Chúng hạn chế việc lãng phí tài nguyên, nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí, do đó có thể tái sử dụng khi tháo dỡ an toàn, thân thiện với môi trường và cả sức khỏe của con người khi hạn chế và không tạo ra các chất thải độc hại trong quá trình sản xuất và sử dụng, giảm 30 đến 50 % tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính.
Cùng với đó, khi sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng cũng giúp chủ đầu tư giảm khoảng 10 đến 15 % chi phí vận hành và bảo dưỡng, tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình.
Một số loại vật liệu xanh được sử dụng tại thị trường Việt Nam
1.Xốp cách nhiệt XPS
Xốp XPS là loại vật liệu được sử dụng phổ biến và hiệu quả cao trong vật liệu xây dựng dùng để cách âm, cách nhiệt, chống thấm.
Sản phẩm có những ưu điểm như:
- Khả năng cách nhiệt tốt với độ dẫn nhiệt 0.0289w/m.k
- Xốp XPS là sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường
- Có độ bền cao, dễ dàng thi công di chuyển
Tấm được ứng dụng phổ biến:
- Làm vật liệu mái cho các trung tâm TK khu triển lãm, siêu thị, trung tâm thể thao
- Sử dụng làm lớp nâng nền cho các công trình nền móng tầng chung cư, tầng hầm.
- Sử dụng làm lớp cách nhiệt chống ẩm mốc cho phòng sạch kho lạnh và xử lý cho nền đất yếu.
2.Bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ EPS là loại vật liệu khá phổ biến trên thị trường xây dựng cũng như vật liệu xanh.
Tấm tường bê tông siêu nhẹ eps hay còn gọi là tấm bê tông xốp, tấm bê tông đúc sẵn EPS được cấu tạo từ cốt liệu bao gồm xi măng, cát, nước, hạt EPS(một loại nhựa dãn nở có tên Expanded Polystyrene).
Tấm mang tới các ưu điểm như:
- Trọng lượng siêu nhẹ, độ bền cao
- cho khả năng chống cháy vượt trội
- Khả năng chống thấm nước
- An toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường vì không phát sinh khí thải độc, không tồn tại hóa chất độc hại.
- Cho khả năng chịu nhiệt cao
- Khả năng cách âm hiệu quả
- Tiến độ thi công nhanh hơn 2 – 3 lần so với thông thường
Tấm ứng dụng chủ yếu để làm sàn nhà ở, làm tường nhà, mái, làm hàng rào,…
Xem thêm TOP 5 tấm bê tông siêu nhẹ khác tại đây!
3.Bê tông khí chưng áp
Bê tông khí chưng áp có bản chất hoàn toàn là bê tông cốt thép nhưng lại sản xuất theo công nghệ chưng áp của Đức.
Thành phần cấu tạo của bê tông khí chưng áp bao gồm: xi măng, cát vàng, vôi bột, phụ gia.
Ưu điểm của sản phẩm:
- Nhẹ gấp 4 lần vật liệu truyền thống
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
- Tấm đặc biệt thân thiện với môi trường do quá trình sản xuất không nung, không thải khí độc.
Tuy nhiên, tấm lại cho khả năng thấm hút nước cao, không phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam.
Sản phẩm cũng cho ứng dụng làm sàn, làm tường nhà, mái, làm hàng rào,… như tấm EPS.
4.Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái là sản phẩm lợp mái đa dạng giả ngói được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện với môi trường có trọng lượng siêu nhẹ, thiết kế dạng sóng, màu sắc giống ngói cải tiến.
Ưu điểm của tấm:
- Trọng lượng tấm cực nhẹ
- Khả năng cách nhiệt các âm hiệu quả
- Không bị ăn mòn bởi hóa chất
- Khả năng chống chịu gió bão tốt
- Tính đàn hồi chịu va đập cao
- Dễ dàng vận chuyển, thi công lắp đặt
- Nguyên liệu tái sinh thân thiện môi trường
- Chống thấm nước hiệu quả cao
Tấm được ứng dụng trong các công trình lợp mái
5.Gạch không nung
Gạch không nung là loại gạch được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay.
Đây là loại gạch được sản xuất, tạo thành bằng các biện pháp không qua sử dụng nhiệt độ để tăng cường về độ cứng hay các chỉ tiêu cơ học khác.
Ưu điểm của gạch không nung:
- Khả năng tiêu âm cao
- Chống thấm
- Chống nhiệt độ cao
Sản phẩm được ứng dụng trong xây dựng tường nhà, hàng rào, vách ngăn,…
Tham khảo thêm “vật liệu xây dựng bao gồm những gì? Cách chọn vật liệu giá rẻ” để biết được tổng quan thị trường vật liệu xây dựng cũng như mẹo chọn vật liệu chất lượng, giá rẻ.
Trên đây là tổng hợp 5 loại vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại vật liệu này.
Xem các đơn hàng khác