“Xây nhà tường 10 có tốt không?”, “nên xây tường 10 hay 20” là các câu hỏi mà rất nhiều gia chủ băn khoăn. Giúp gia chủ dễ dàng hơn trong quyết định thi công, sau đây sẽ là chi tiết các giải đáp xung quanh về tường 10 và 20 để gia chủ có thể tham khảo.
Gợi ý xây tường 10 với tấm bê tông nhẹ EPS cho khả năng cách âm, chống nóng vượt trội
Xây nhà tường 10 có tốt không?
1.Tường 10 là gì?
Tường 10cm (tường 100mm) hay còn gọi là tường con kiến – tường đơn được xây bằng 1 lớp gạch ống có độ dày 8cm. Sau khi tô trát tường, mỗi bên thêm 1.5 cm nên tường sẽ có độ dày là 11cm.
2.Xây nhà tường 10 có tốt không?
Giải đáp câu hỏi xây tường 10 có tốt không? KTS cho biết: “Tùy vào từng trường hợp mà tường 10 có tốt hay là không.
Cụ thể, nếu như ngôi nhà xây nhỏ (cấp 4, nhà 1 tầng,…), nền đất vững cùng xung quanh là rất nhiều ngôi nhà khác che chắn thì có thể xây tường đơn.
Còn với những nền đất yếu, nhà ở mặt đường, công trình nhiều tầng, rộng lớn thì không nên xây tường đơn bởi khả năng chịu lực kém.
3. Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét
Tùy vào loại gạch sử dụng mà giá xây tường 10 sẽ có những mức khác nhau:
- Xây tường 10 gạch ống thì có giá 350.000VNĐ/m2 bao gồm cả nhân công và vật tư
- Nếu xây tường 10 bằng gạch Block : 365.000VNĐ/m2 bao gồm cả nhân công và vật tư
Ưu nhược điểm khi xây tường 10
1.Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí:
- Khả năng thi công nhanh, tường mỏng nhẹ, giảm đáng kể chi phí công thợ
- Ít tốn diện tích rất phù hợp đối với xây dựng các ngôi nhà ở thành phố có diện tích đất xây dựng hẹp.
2.Nhược điểm khi xây tường 10
Được biết, gạch xây tường đơn có kích thước phổ biến là 6,5 x 10,5 x 22cm. Sau khi trát vữa thì có độ dày trung bình là từ 110 – 120mm. Hình dung kích thước này ta có thể thấy tường 10 khá mỏng. Do vậy đây chính là nhược điểm của tường và gây ra những điểm hạn chế như:
- Khả năng chống ồn, chống ẩm kém: Đặc biệt ở những ngôi nhà mặt đường. Tường nhà sẽ rất dễ bị thấm nước, xuống cấp và rạn nứt.
- Xây nhà tường chịu lực với tường 10 kém vì kích thước tường nhỏ
Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét
Để xác định chi phí xây tường đơn hết bao nhiêu 1m ta có thể dựa theo định mức sau:
- Số viên gạch: Trung bình 55 viên/m2 với loại gạch có kích thước 80x80x180 mm
- Vữa: dự toán là 43 lít/m2
- Xi măng: mỗi bao thường 50kg và có định mức là 50, 75, 100. Trong xây dựng thông thường dùng mác 75. Khi đó, 247kg xi măng sẽ xây được trung bình 53.2m2 tường
Như vậy ta có bảng giá tham khảo khi xây dựng nhà tường 10 như sau:
- Đối với vật liệu thô: 200,000/m2
- Nhân công: 150,000/m2
- xây thô + nhân công: 350.000/M2
Tổng lại, chi phí dự toán để xây dựng một ngôi nhà tường 10 diện tích 88m2 sẽ rơi vào khoảng: 30.800.000VNĐ tùy vào quy mô, mứ độ phức tạp công trình.
Xây nhà tường 10 hay 20?
Tường 20 là loại tường có độ dày 220mm là kiểu xây tường 2 lớp dùng làm tường chịu lực với nhà không có kết cấu khung bê tông cốt thép.
(Tuy nhiên, không phải cứ tường 20 là cho khả năng chịu lực chắc chắn, đòi hỏi công trình phải tuân thủ nguyên tắc tường chịu lực xây được mấy tầng này để đảm bảo kết cấu nhà vững chãi)
Được biết, việc xây tường 20 tuy giúp chống nóng, chống ồn tốt. Ngoài ra, thợ xây dựng còn ứng dụng xây tường 20 chống thấm rất nhiều trong công trình. Tuy nhiên, nhược điểm xây nhà tường 20 lại tốn kém chi phí nhân công, thi công chậm hơn.
Giải đáp câu hỏi xây nhà tường 10 hay 20 , KTS Nguyễn Trọng Thịnh cho biết:
- Việc xây tường 10 hay 20 phải phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan như: địa hình, nơi xây dựng; tình hình khu vực xung quanh; nhu cầu kinh tế gia chủ.
- Nếu công trình nhà ở đòi hỏi tính chịu lực cao như nhà phố, nhà biệt thự, nhà không liền kề, sát vách thì nên sử dụng tường 20 để tối đa hóa khả năng chống nóng, chống ẩm, chống ồn và bền vững.
- Còn đối với công trình nhà phố liền kề thì nên kết hợp 2 loại gạch là tường 10 đối với hạng mục tường ngăn phòng và tường 20 đối với hạng mục xây tường ngoài trời.
Nên xây tường 10 hay tường 15?
Xây nhà tường 15 cũng là một trong hình thức xây tường khá phổ biến hiện nay. Trong đó, tường 15 là tường có độ dày 150cm thường dùng để xây tường cách âm, cách nhiệt, chống nóng tốt.
Được biết, tường 15 là một trong những giải pháp xây dựng tối ưu chi phí so với xây dựng tường 20 mà vẫn đảm bảo được độ vững chắc, đảm bảo chất lượng công trình.
Đặc biệt, tường 15 được ứng dụng nhiều trong xây dựng tường cách âm, cách nhiệt với kỹ thuật thi công để khoảng trống giữa hàng gạch 10 và gạch 5 rồi thi công tấm xốp chống nóng đặt giữa.
Trả lời câu hỏi nên xây tường 10 hay 15? chuyên gia cho hay:
“Cũng giống như việc xây tường 10, 20, việc xây tường 10 hay 15 còn phải phụ thuộc vào địa hình, kết cấu công trình. Nếu công trình khung cứng sử dụng hệ thống dầm cột chịu lực thì tường 15 có thể thay thế cho tường 20. Cùng với đó kết hợp vách ngăn phòng là tường 10 giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.”
Nhà 2 tầng xây tường 10 được không?
Nhà 2 tầng có xây được tường 10. Tuy nhiên, tường 10 nên được xây làm vách ngăn các phòng, vách ngăn cầu tháng.
Với cách xây này sẽ giúp ngôi nhà 2 tầng vừa đảm bảo khả năng chịu lực tốt cũng như vừa tối ưu không gian bên trong phòng.
Xây nhà cấp 4 tường 10 có được không?
Xây nhà cấp 4 tường 10 là một trong những phương pháp xây dựng tiết kiệm chi phí được rất nhiều gia đình ứng dụng.
Tuy nhiên, theo như các chuyên gia việc xây nhà cấp 4 bằng tường 10 sẽ khá yếu và chỉ nên ứng dụng xây vách ngăn trong nhà.
Mặt khác, việc xây nhà cấp 4 tường 10 còn cho khả năng chống nóng kém. Vốn nhà cấp 4 đã hấp thụ nhiệt tốt rồi việc thi công tường 10 lại càng khiến nhiệt lượng tác động mạnh hơn gây ra nóng bức hơn.
Nhà phố nên xây tường 10 hay 20?
Đối với nhà phố, những ngôi nhà giáp ranh, ở giữa nhà hàng xóm, được nhiều ngôi nhà bao quanh thì nên xây tường 10 còn mặt tiền thì xây tường 20. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương án này bạn cần xử lý kỹ phần chống thấm cho ngôi nhà.
Còn trường hợp nhà phố không giáp ranh với ngôi nhà nào hoặc chỉ giáp ranh với 1 ngôi nhà thì nên xây tường 20 và xây vách tường 10.
Xây nhà xây tường 10 có bị thấm không?
Xây nhà tường 10 cho khả năng chống thấm, chống ẩm rất hạn chế. Đó là do kết cấu tường 10 chịu lực kém, rất dễ tác động bởi rung chấn dẫn đến tường bị nứt. Đặc biệt là những ngôi nhà gần mặt đường, bị tác động rất lớn từ việc đi lại của các phương tiện giao thông.
Vì vậy, xây tường 10 chỉ phù hợp với những ngôi nhà có diện tích sàn nhỏ, đủ ánh sáng.
Giải pháp xây tường đẹp vững chắc, chống ồn, cách nhiệt với tấm EPS
Bên cạnh những giải đáp về xây nhà tường 10 có tốt không? Glumic Việt Nam xin giới thiệu đến bạn giải pháp xây dựng mới – Xây dựng với tấm bê tông nhẹ EPS.
Nếu như xây tường 10, 20 với gạch truyền thống là giải pháp xây dựng có từ xưa và lỗi thời, thì tấm EPS được cho là loại vật liệu nhẹ – xu hướng của ngành xây dựng hiện đại.
Trong đó, tấm EPS là loại tấm được sản xuất từ các cột liệu quen thuộc trong vật liệu xây dựng là cát, xi măng, nước và hạt EPS.
Được biết, trong khoảng 5 năm gần đây, tấm bê tông nhẹ EPS đã dần thay thế gạch thường và được chủ yếu các nhà thầu thi công lựa chọn là vật liệu xây dựng tối ưu nhất.
Qúy gia chủ, nhà thầu có thể tham khảo một số đặc tính nổi bật của tấm sau đây để có thể cân nhắc sử dụng
Cụ thể,
1. Trọng lượng nhẹ
Một tấm bê tông nhẹ bọt xốp chỉ có trọng lượng khoảng 800kg/m3 – 850kg/m3. So với gạch đỏ truyền thống nó nhẹ hơn hẳn ½ và chỉ bằng ⅓ trọng lượng của tấm bê tông cốt thép.
Như vậy, gạch bê tông xốp có thể hạn chế tối đa trọng tải tĩnh lên kết cấu móng công trình. Kết quả đem lại lợi thế vượt trội về chi phí kết cấu móng và quá trình xây thô.
2. Cho khả năng xây tường nhanh hơn X3 lần
Kích thước tiêu chuẩn của một tấm bê tông EPS chống nóng EPS là 610mm x 2440mm, được thiết kế dạng tấm và thi công theo phương pháp lắp ghép.
Giữa các tấm sau khi được sắp xếp với nhau sẽ được gắn kết siêu chắc chắn bằng loại xi măng hay keo chuyên dụng mà không cần phải trát vữa.
Theo như đánh giá, tiến độ lắp ghép của một 1 tổ đội 40m2 – 50m2 tường bằng bê tông xốp hoàn thiện cao gấp 4 đến 5 lần so với xây bằng gạch truyền thống.
Điều này giúp cho các công trình có thể đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện, sớm đưa vào sử dụng, giúp tiết kiệm tối đa chi phí nhân công cho chủ đầu từ.
3. Cách âm vượt trội
Tấm vật liệu này có khả năng cách âm lên đến 44dB, trong khi đó việc xây dựng bằng gạch đỏ truyền thống tường dày 10cm chỉ có thể cách âm 28dB. Điều này cho thấy việc sử dụng tấm bê tông nhẹ EPS là giải pháp tốt hơn hẳn.
4. Khả năng chống thấm, chống nước
Khả năng hút nước của gạch đỏ truyền thống là 15% còn gạch bê tông chưng áp AAC là 35%. Trong khi đó độ thấm nước của tấm bê tông xốp EPS chỉ dao động khoảng 8,9%.
Chứng tỏ một điều rằng việc sử dụng loại vật liệu mới này là lựa chọn rất sáng suốt. Nhất là với những khu vực có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, nhà tắm, khu bếp,….
5. Khả năng chịu lực đáng tự hào
Khả năng chịu lực nén và lực uốn của tấm EPS cực kỳ tốt. Nó có khả năng chịu lực nén tối đa lên đến 5,6Mpa.
Còn về khả năng chịu lực, kết quả thực nghiệm cho thấy nó có chịu sự tác động của 1 bao cát trọng lượng 50kg liên tiếp hàng chục lần mà không có dấu hiệu bị nứt vỡ hay biến dạng về cấu trúc.
6. An toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường
Tấm bê tông xốp EPS chống nóng được làm từ các thành phần quen thuộc như hạt EPS, xi măng, cát và một số phụ gia khác. Khi sử dụng, sản phẩm không phát sinh khí thải độc.
Thành phần sản phẩm không hề chứa các hóa chất độc hại, rất an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Các chuyên gia xây dựng cho biết, việc ứng dụng xây dựng tấm bê tông nhẹ EPS còn góp phần giảm thiểu tình trạng hiệu ứng nhà kính.
3. Bê tông xốp chống nóng, chống cháy tuyệt vời
Thành phần cấu tạo của tấm EPS đều là các vật liệu chống cháy. Bên ngoài được bao bọc bởi 2 tấm fiber cement.
Trong khoảng 3 tiếng 20 phút ở nhiệt độ 1100 độ C, tấm bê tông vẫn “hiên ngang” nguyên vẹn mà không xuất hiện bất kì sự nổ, vỡ như bê tông thông thường.
Đặc bệt, khi bị đốt nóng nó cũng không phát sinh khí thải độc hại nên rất an toàn cho người sử dụng.
8. Thi công đơn giản, nhanh chóng
Việc thi công tấm bê tông EPS có thể đóng đinh, khoan lỗ…. Thậm chí bạn cũng có thể thêm cốt thép khi có cần thiết.
Quá trình xây tường nhà lắp ghép với vật liệu này khá đơn giản, nhanh chóng, cũng không phải tô trát cầu kỳ mất thời gian như các loại vật liệu truyền thống.
Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm chi phí thi công. Mà các công trình vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và sự trang trọng riêng biệt.
Nếu bạn muốn biết chi tiết về 5 ứng dụng, 9 lợi tích của loại vật liệu nhẹ, bạn có thể tham khảo bài viết tổng hợp thông tin về bê tông siêu nhẹ này tại đây.
Ứng dụng tấm EPS đa dạng không kém gì gạch thường
- Trong ngành công nghiệp xây dựng dân dụng: tấm bê tông nhẹ EPS được dùng để làm sàn nhà, vách ngăn, tường công trình, hàng rào, xây tường nhà khung thép tiền chế, làm mái, lanh tô cửa,… (Bạn có thể tham khảo các mẫu nhà cấp 4 có thể xây dựng với tấm EPS qua bài viết “Nhà gác lửng cao bao nhiêu là đẹp” ở đây)
- Đối với các công trình xây dựng công nghiệp, kinh doanh: Tấm EPS ứng dụng đa dạng, đặc biệt phù hợp trong xây dựng homestay, nhà xưởng, cửa hàng,… là giải pháp xây nhà nhanh, tối ưu hóa ngân sách đầu tư và đảm bảo độ bền chắc cho không gian về lâu dài.
Trên đây là các giải đáp về xây nhà tường 10 có tốt không? và khi nào nên xây tường 10, 20 của Glumic Việt Nam. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn chọn lựa được giải pháp xây dựng phù hợp nhất cho mình
Xem các đơn hàng khác