Vữa xây bao lâu thì khô? Xi măng mấy tiếng thì khô? Theo như kinh nghiệm thi công xây dựng, vữa xây nhà phải mất khoảng 20 – 30 phút để khô và đông lại, còn xi măng làm bê tông thì phải mất 1 ngày để khô và 3 – 4 tuần phải bảo dưỡng.
Thi công bê tông siêu nhẹ có dùng vữa được không? Kéo ngay đến mục “Thi công tấm EPS” của bài viết nếu không muốn tường bị nứt mạch!
Vữa xây bao lâu thì khô?
Xi măng là một nguyên vật liệu phổ biến và đặc biệt quan trọng trong xây dựng có tác dụng gắn kết các vật liệu khác lại với nhau để hình thành khung cũng như độ bền chắc cho công trình.
Đặc điểm của loại vật liệu này là có tính háo nước rất cao. Khi cấp phối xi măng dùng làm vữa xây, vữa có tính chất dẻo, dễ đông cứng, khô nhanh và không tan không thấm nước khi đạt độ cứng ổn định.
Xi măng có thể cấp phối thành 2 dạng là vữa và bê tông:
- Dạng vữa: Thành phần xi măng + nước + cát tạo thành vữa và mất khoảng 20 phút – 1 tiếng để khô và đông lại. Chính vì đặc tính này mà trong thi công, vữa thường được trộn đến đâu xây đến đó ( Bạn có thể xem chi tiết hơn về thời gian khô cũng như tỉ lệ cấp phối vữa đúng chuẩn ở bài viết “Vữa xi măng bao lâu thì cứng? Tư vấn cấp phối vữa xi măng mác 75, 100,…”)
- Dạng bê tông: Thành phần bao gồm xi măng + nước + cát + sỏi (đá) trộn thành bê tông, mất khoảng 1 ngày để khô và khoảng 3 – 4 tuần mới đạt đến cường độ tốt nhất.
Xi măng trắng bao lâu thì khô?
Xi măng trắng hay còn gọi là chà ron là loại xi măng có đặc điểm như màu trắng, độ mịn tốt, thời gian đông kết nhanh cũng như chịu được cường độ nén cao.
Thông thường xi măng trắng được ứng dụng chủ yếu trong trang trí lát gạch men và thời gian khô tùy thuộc vào tùy loại như:
- Keo ron thường: Là loại được cải tiến từ sản phẩm gốc, pha chế với nước khi đưa vào chít mạch. Thời gian khô trung bình là khoảng 3 – 4 giờ và mất khoảng 12 – 24 giờ mới có thể di chuyển và đi lại.
- Keo ron cao cấp: Là loại keo gốc Epoxy không phải pha chế và mất khoảng 3 – 4 giờ để khô.
Cách làm xi măng nhanh khô, chặn nước trong 1 phút
- Phun nước liên tục lên bề mặt bê tông trong 7 ngày đầu để có đủ độ ẩm.
- Lượng phun ban đầu khoảng 3 giờ một lần vào ban ngày, ít nhất một lần vào ban đêm, và có thể giảm xuống 3 lần một ngày vào ngày thứ 18.
- Không đi lại, di chuyển hoặc đặt các vật liệu khác trên bề mặt bê tông trong 3 ngày đầu tiên
- Đi trên bề mặt bê tông sau 2 đến 3 ngày vào mùa hè và 3 đến 4 ngày vào mùa đông.
- Nếu gặp mưa sau khi đổ vào bê tông thì phải che chắn để không cho bề mặt bê tông tiếp xúc với nước.
- Sau khi tưới nước thành công, tiếp tục phủ lên bề mặt một lớp rơm rạ, mùn cưa, bèo tây, v.v.
Hoặc bạn có thể sử dụng sản phẩm bột Mova cho khả năng chặn nước trong 1 phút.
Xi măng làm từ nguyên liệu gì?
Xi măng là một hỗn hợp bao gồm nhiều thành phần có liên kết chặt chẽ với nhau là canxi, silic, nhôm, sắt và nhiều thành phần phụ gia khác.
Khi kết hợp với nước, xi măng tạo thành keo kết dính các loại vật liệu khác với nhau để tạo thành 1 khối bê tông chắc chắn, góp phần tạo lên các công trình xây dựng tuổi thọ thế kỷ.
Các cốt liệu thông dụng để chế tạo sản phẩm xi măng bao gồm:
- Đá vôi
- Vỏ sò
- Đá phấn hoặc đá cẩm thạch cùng với đá phiến sét, đá phiến
- cát silica
- quặng sắt
Những thành phần này, sau khi nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành một chất dạng đá giống như chất bột mịn là xi măng.
Xi măng có tính chất gì?
Khi nhắc tới xi măng ta có thể hình dung ra các tính chất sau:
- Có độ mịn cao
- Khối lượng riêng là 3.05 – 3.15 g/cm3
- Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng thành phần khoáng vật và độ mịn
- Thời gian ninh kết của vữa được xác định bằng dụng cụ Vica
- Tính ổn định thể tích của xi măng thay đổi do sự trao đổi nước của hồ xi măng và môi trường
- Khoáng vật, độ mịn và hàm lượng thạch cao quyết định tới lượng nhiệt xi măng phát ra khi rắn chắc
- Cường độ và Mác xi măng theo TCVN 4032:198
Cách chọn xi măng tốt khi xây dựng
Trên thị trường hôm nay có rất nhiều loại xi măng đến từ nhiều các công ty khác nhau. Để lựa chọn đúng loại xi măng ta có thể phân biệt theo những cách sau:
Phân biệt theo mác xi măng
Ta có các loại:
- xi măng PCB40
- xi măng PCB30
- xi măng PCB50
Xi măng thông thường ở trong Sài Gòn dùng là xi măng PCB 40. Trong đó, 40 chính là cái mác của xi măng.
Mác của xi măng 40 là cường độ chịu nén của xi măng khi lấy mẫu là 1 xi măng 3 cát trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày. Và sau thí nghiệm ta nó đạt được cường độ là 40 MegaPascal.
Cũng như thế xi măng PCB 30 là cường độ của nó là 30 megapascal.
Theo như chuyên gia: “trong xây dựng nên chọn loại xi măng 40 thì nó sẽ chịu được cường độ là tốt hơn so với xi măng PCB 30. Đồng thời nó có tính dẻo và độ chống thấm tốt hơn PCB 30.
Còn trên thị trường hiện nay thì chúng ta có rất nhiều các loại xi măng là xi măng của các hãng như: xi măng Thăng Long, Công Thanh,…
Vậy thì chúng ta nên sử dụng loại xi măng nào cho cái ngôi nhà của mình?
Dựa theo nhu cầu thị trường, hiện nay xi măng thương hiệu Hà Tiên và Holcim là 2 hãng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.
Xi măng thường có dùng được cho tấm bê tông nhẹ EPS không?
Khi thi công tấm bê tông nhẹ EPS thợ thi công có thể sử dụng xi măng thường cụ thể là xi măng PCB 40 để liên kết các tấm lại với nhau.
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp thi công tấm EPS tối ưu nên chỉ sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng nứt mạch ở các khe liên kết vữa.
Chính vì vậy, khi thi công tấm bê tông nhẹ EPS các nhà thầu, đội thợ lâu năm hiện nay sử dụng giải pháp siêu keo ghép bê tông cho hiệu quả chống nứt mạch rất tốt.
Trường hợp lát nền thì gia chủ, thợ thi công cũng có thể sử dụng xi măng lát nền, dán gạch như bình thường.
Tuy nhiên đối với hạng mục dán gạch, ngày nay cũng được thay thế dần thành keo dán để hạn chế tình trạng nứt bề mặt do độ co ngót vữa, bê tông trong quá trình thủy hóa.
Xem kỹ hơn về giải đáp qua bài viết: Tấm tường bê tông nhẹ EPS – Giá tấm tường bê tông EPS theo M2 MỚI NHẤT
Trên đây là các giải đáp về vữa xây bao lâu thì khô. Hy vọng rằng với những thông tin cung cấp trên sẽ giúp thợ thi công mới vào nghề hiểu hơn về các nguyên tắc thi công và cách chọn vật liệu tốt.
Xem các đơn hàng khác