Cấu tạo tường chống cháy, cách nhiệt tốt

Cấu tạo tường gạch background

Cấu tạo tường chống cháy như thế nào và đâu là tiêu chuẩn tường chống cháy, cách nhiệt tốt nhất hiện nay? là những vấn đề đang được hầu hết các gia chủ, nhà thầu quan tâm khi xây dựng. Lý giải chi tiết các vấn đề này, bài viết sau đây Glumic VietNam sẽ cung cấp chi tiết các thông tin về cấu tạo, đặc điểm, chức năng tường gạch các loại để bạn có thể tham khảo!

>> Xem thêm nếu bạn chưa biết vật liệu xây tường chống cháy – tấm bê tông nhẹ

Cấu tạo tường chống cháy

1. Tường chống cháy là gì?

Tường chống cháy là loại tường đặc biệt cho tính năng chống chịu mạnh mẽ trước tác động tiếp xúc với nhiệt kể cả với nhiệt độ cao.

Nhờ vậy mà tường chống cháy được ứng dụng rộng rãi trong những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với lửa nhằm cho khả năng chống chịu mạnh mẽ, ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy sang những khu vực khác.

Tường chống cháy là một loại tường ngăn có cấu tạo đặc biệt. Có tính năng chống chịu mạnh mẽ, khi tiếp xúc với những ngọn lửa ở nhiệt độ cao. Đồng thời, giúp ngăn chăn sự lan rộng của đám cháy sang những khu vực khác.

Cấu tạo tường chống cháy
Tường chống cháy là loại tường cho khả năng chống cháy cao

2. Cấu tạo tường chống cháy

Tùy vào loại vật liệu sử dụng mà cấu tạo tường cách nhiệt sẽ có những thành phần khác nhau:

Cụ thể,

Cấu tạo tường chống cháy gạch AAC

Là loại vật liệu được sản xuất bằng công nghệ bê tông khí với các thành phần như cát, vôi, thạch cao, cement, bột nhôm (AL),…

Là loại vật liệu mới nên tường gạch AAC cho khả năng chống cháy cách nhiệt siêu tốt. Sở dĩ tường gạch AAC có tác dụng tối ưu vậy là bởi cấu tạo bọt khí bên trong nên khó bị phá hủy bởi lửa.

Được biết, hệ số dẫn nhiệt của tường AAC rất thấp = 0,12 W/mok, tính cách nhiệt gấp khoảng 7 lần đất sét nung và hạn chế được tình trạng nứt, vỡ, sập trong khoảng thời gian lên tới 4 tiếng.

Gạch AAC là một trong những sản phẩm nổi bật của bê tông khí. Và để nắm rõ khả năng cách nhiệt, chống nóng của toàn ngành bạn có thể tham khảo tại bài viết: “Bê tông khí chưng áp là gì – Đặc tính, ứng dụng, báo giá tấm panel bê tông chưng áp” tại đây!

Cấu tạo tường chống cháy1
Tường chống cháy gạch AAC

Cấu tạo tường cách nhiệt EPS

EPS cũng là loại vật liệu nhẹ cho ứng dụng phổ biến hiện nay. Cùng với bê tông khí, công nghệ tường EPS cũng cho độ phủ sóng không kém khi được ứng dụng rất nhiều trong các công trình nhà lắp ghép, xây nhà dân dụng, sửa chữa nhà, nhà tiền chế,…

Thành phần cấu tạo bê tông nhẹ EPS bao gồm cốt liệu bao gồm: xi măng, cát, nước, hạt EPS(một loại nhựa dãn nở có tên Expanded Polystyrene). 

Trong số tất cả tính năng thiết thực mà tấm EPS đem lại, khả năng chống cháy của tấm được giới chuyên môn, KTS đánh giá rất cao. Đồng thời, đây còn là ưu điểm nổi bật của tấm EPS được ứng dụng rất cao cho những công trình đòi hỏi khả năng chịu lửa, chống cháy cao. 

Theo đó, tấm EPS cho khả năng chống cháy tốt không thua kém bất kì loại vật liệu nào trên thị trường hiện nay. 

Cấu tạo tường chống cháy3
Hình ảnh tấm bê tông EPS chống cháy

Cấu tạo tường chống cháy bằng gạch

Nếu sử dụng vật liệu gạch đất sét nung thì tường chống cháy sẽ có cấu tạo là tường 20. Giải pháp này cho khả năng chống cháy kém hơn vật liệu nhẹ.

Cấu tạo tường chống cháy bằng thạch cao

Thạch cao cũng là loại vật liệu xây dựng ứng dụng hiệu quả trong khả năng chống cháy. Cấu tạo tường bao gồm khung xương thạch cao + 2 lớp thạch cao tiêu chuẩn, ở giữa có bông thủy tinh giúp ngăn cháy lan.

Ưu điểm của loại vật liệu này chính là tính nhẹ, là vật liệu không nung, có thể tái chế và đặc biệt là vật liệu không cháy (theo QCVN 06:2010/BXD).

Theo như đánh giá thì hệ thống tường chống cháy thạch cao sẽ cho khả năng chống cháy từ 30 phút – 120 phút tùy vào cấu kiện sử dụng.

Thông thường tường thạch cao sẽ được ứng dụng chủ yếu trong xây vách ngăn.

Cấu tạo tường chống cháy2
Cấu tạo tường chống cháy bằng thạch cao

Một số vật liệu được ứng dụng làm tường chống cháy

  • Bông khoáng Dragon Rockwool: cho khả năng chịu nhiệt lên tới 1300 độ C. Tấm sử dụng làm vách, sàn, mái và đều cho cấu tạo nằm ở bên trong.
  •  Xốp cách nhiệt Eco XPS Foam: Cho hiệu quả cách nhiệt vượt trội nhờ cấu tạo xốp với khí trộn tạo cấu trúc ô kín giúp chống cháy tốt. Cũng như bông khoáng, xốp cách nhiệt cũng cho cấu tạo sử dụng nằm ở bên trong cấu trúc tường gạch, sàn, vách hay mái.
  • Tấm chống cháy KH.Shield: Tấm cho khả năng chống cháy lan siêu tuyệt vời với độ chịu cháy từ 45 – 120 phút.

Nếu chú trọng vào khả năng chống cháy bài viết Top 8 tấm ốp tường chống nóng ngoài trời, trong nhà sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp

Xu hướng xây tường bền chắc, chống cháy tốt nhất hiện nay

Dựa theo nhu cầu sử dụng cũng như đánh giá sử dụng thì tấm bê tông nhẹ EPS là loại vật liệu được ứng dụng cho khả năng chống cháy cao nhất hiện nay.

Cụ thể,

1. Làm rõ khả năng chống cháy của bê tông EPS

Sở dĩ tấm EPS cho khả năng chống cháy toàn diện như vậy là nhờ thành phần cấu tạo là các hạt xốp EPS. 

Trong đó, bọt xốp EPS hay còn là Polystyrene, là thành phần bên trong tấm. Theo nhận định, khi các hạt xốp EPS gặp nhiệt độ cao khoảng 90 độ C sẽ bung đều theo dạng hình tổ ong. Nhờ vậy mà các bọt xốp trở lên khít với nhau mang tới khả năng cách nhiệt, chống nóng, chống cháy vượt trội.

Ngoài ra, nhờ cấu tạo có thành phần xi măng + cát bao phủ hạt xốp EPS bên trong nên ngay khi gặp lửa tấm EPS đã không bén lửa.

2. Bài test khả năng chống cháy của tấm bê tông nhẹ EPS

Đã có rất nhiều bài test về khả năng chống cháy của tấm bê tông nhẹ EPS. 

Một bài kiểm tra gần đây nhất tại văn phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng cho biết: Dưới tác động của máy khò lửa nhiệt độ 1100oC, tấm cho khả năng chịu lửa trên 180 phút. 

Trong quá trình này, tấm EPS vẫn duy trì hình dạng, không bị nứt, đổ, hay nổ,… 

Mặt khác, trong quá trình cháy tấm EPS còn không sinh ra bất kỳ loại khí độc nào như các loại vật liệu xây dựng thông thường. 

Cấu tạo tường chống cháy4
Dưới tác động của máy khò lửa nhiệt độ 1100oC, tấm cho khả năng chịu lửa trên 180 phút.

3. Ngoài chống cháy, tấm EPS còn cho tới 6 lợi ích khác

Là đặc điểm nổi bật thế nhưng đó không phải là lợi ích duy nhất mà loại vật liệu tấm EPS mang lại. Bên cạnh cấu tạo tường chống cháy, tấm EPS còn mang tới rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

Trọng lượng nhẹ, độ bền cao 

Mỗi một m3 tấm bê tông siêu nhẹ chỉ có trọng lượng khoảng 800-850kg. Nếu so sánh với các loại vật liệu khác, tấm Glumic nhẹ hơn hẳn ½ với gạch đỏ truyền thống và chỉ bằng ⅓ trọng lượng của bê tông thường.

Nhờ trọng lượng siêu nhẹ này mà tấm cho khả năng chịu lực ổn định và tính năng chịu nén rất tốt. Giúp hạn chế trọng tải tĩnh lên kết cấu móng các công trình, tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu và chi phí thi công.

Khả năng chống thấm nước 

Khả năng hút nước của tấm tường bê tông siêu nhẹ eps Glumic chỉ nằm ở mức 8.9%.

Nếu so sánh với các loại vật liệu khác, tấm Glumic:

  • Chỉ  bằng ½ so với cấu tạo tường gạch đỏ 
  • ¼ so với tường gạch bê tông chưng áp AAC

Khả năng chịu lực tốt 

Theo thí nghiệm chịu lực bạn có thể xem ở kênh Youtube Glumic: https://www.youtube.com/channel/UCnXiiyP2xLKP20OlmK6kILg

Tấm tường EPS Glumic cho mức chịu tải lên đến 250kg vượt nhịp lọt lòng 600mm đúng phân bố khung sàn thực tế cùng với thời gian Lưu tải đã được hơn 2 tuần.

Ngoài ra tấm sàn EPS Glumic còn cho khả năng chịu tải lên đến hàng tấn.

Cấu tạo tường chống cháy3
Nhờ những đặc tính ưu việt mà tấm Glumic được ứng dụng làm tường, vách, sàn ở hầu hết công trình xây dựng

Khả năng chịu nhiệt cao 

Kết quả thực nghiệm cho thấy tấm bê tông EPS Glumic có chỉ số chịu nhiệt là K= 0.25 W/m.k. Trong khi đó khả năng dẫn nhiệt của gạch đỏ lên đến 1.2 W/m.k.

Nhờ vậy mà việc dùng tấm bê tông siêu nhẹ EPS Glumic được xem là giải pháp chống nóng hoàn hảo và tiết kiệm chi phí điện năng tối ưu.

Khả năng cách âm 

Tấm bê tông nhẹ EPS Glumic có khả năng có khả năng cách âm lên đến 44 dB.

Rút ngắn tiến độ thi công 

Do bề mặt tấm to, phẳng mịn nên việc thi công tấm EPS Glumic sẽ không phải trát vữa, chỉ cần trực tiếp sơn bả lên là hoàn thiện. 

Mặt khác, kích thước tấm lớn còn giúp lắp ghép dễ dàng thay vì phải xây từng viên gạch rất lâu. Nhờ vậy mà công trình xây dựng sẽ rút ngắn đến 2-3 lần so với việc sử dụng các vật liệu truyền thống. Dễ hiểu hơn thì thay vì phải mất khoảng 2 tháng để hoàn thiện công trình thì với tấm EPS Glumic bạn chỉ phải mất 1 tháng, thậm chí không tới 1 tháng để hoàn thiện. 

Ứng dụng chống cháy đa dạng của tấm Glumic

Với nhiều ưu điểm nổi bật, tấm bê tông siêu nhẹ Glumic dần thay thế các vật liệu truyền thống và góp mặt vào đa dạng các ứng dụng công trình chống cháy như: 

  • Ứng dụng xây dựng các công trình dân dụng, chung cư, nhà xưởng, nhà hàng, quán cafe, homestay, nhà kho, nhà để xe,… 
  • Tấm có thể làm sàn, làm tường, vách ngăn, hàng rào,… 

Bạn có thể xem nhiều giới thiệu khác về tấm EPS và các loại vật liệu khác tại website: https://glumic.com/

Trên đây là các tư vấn về cấu tạo tường chống cháy và gợi ý xu hướng xây tường cách nhiệt, chống cháy tốt nhất hiện nay với tấm EPS. Hy vọng rằng với những lời khuyên trên sẽ giúp gia chủ, nhà thầu lựa chọn được phương pháp chống cháy ưu việt hiện nay.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *