Nhà mái bằng là gì – Tổng hợp 20+ mẫu nhà mái bằng đẹp

nhà mái bằng là gì background

Nhà mái bằng là gì? Nhà mái bằng là nhà có độc dốc mái ≤5% làm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Ngày này xu hướng làm nhà mái bằng đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp hiện đại, đơn giản mà thiết kế này mang lại.

Nhà mái bằng là gì?

Nhà mái bằng là gì – Nhà mái bằng là mái có độ dốc ≤5% làm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ EPS. 

Bạn có thể xem thông tin về tấm bê tông nhẹ tại đây nếu chưa biết tấm EPS là gì?

Cũng giống như sàn bê tông cốt thép mẫu nhà mái bằng có ưu điểm vững chắc, dễ tạo hình nhưng lại có nhược điểm là tải trọng lớn. Mái bằng có thể kết hợp thành sân thượng. 

Cấu tạo của mái bằng 

  • Lớp chống nóng, lớp cách nhiệt: Có thể dùng tấm đan bê tông, lát mái bằng bằng các loại gạch có sống tạo khoảng trống, lợp mái dốc (tôn hoặc ngói) để tăng khả năng chống nóng, cách nhiệt. 
  • Lớp chống thấm:  Có tác dụng ngăn chặn hiện tượng nước mưa ngấm vào kết cấu của mái và thường được thi công bằng vữa mác cao, làm thêm lớp BTCT dày 40 mác cao hoặc dùng mái dốc để thoát nước,… 
  • Lớp tạo dốc: Thường dùng bê tông nhẹ hoặc vữa tạo độ dốc; có thể tạo dốc luôn khi đổ bê tông chịu lực. 
  • Lớp kết cấu chịu lực: Có tác dụng chịu lực chính cho mái. Thi công lớp kết cấu chịu lực có thể là lớp bê tông cốt thép đổ tại chỗ 

Tùy theo từng loại công trình và hình thức cấu tạo, có thể đầy đủ các lớp kể trên hoặc 1 lớp làm 2 – 3 chức năng. 

Gợi ý thi công nhà mái bằng tấm bê tông khí chưng áp nhanh chóng, cách nhiệt hiệu quả

Ưu nhược điểm của nhà mái bằng

1. Ưu điểm 

Là kiểu nhà được lựa chọn xây dựng rất nhiều, nhà mái bằng mang tới rất nhiều đặc điểm nổi bật như: 

  • Sở hữu kiến trúc gọn gàng, đơn giản 
  • Đảm bảo yếu tố bền bỉ cho công trình 
  • Khả năng chống chịu tốt trước các tác động tự nhiên như mưa bão
  • Phát huy tối ưu về mặt không gian sinh hoạt cho gia chủ. Cụ thể có thể tận dụng làm sân vườn tầng thượng. 
  • Nhà mái bằng có khả năng chống cháy cao và không lo bị thủng như mái tôn hay mái ngói 
  • Khả năng cách âm cũng rất tốt.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, nhà mái bằng cũng tồn tại những hạn chế nhất định như:

  • Sàn mái chủ yếu làm bằng bê tông nên rất nặng, gây áp lực lớn cho phần móng nhà dẫn đến phải xây dựng kỹ móng dẫn đến chi phí xây dựng tăng cao. 
  • Nhà mái bằng rất dễ bị thấm tạo lên các vết loang trên trần nhà
  • Việc sửa chữa nhà mái bằng khá khó khăn 
  • Vào mùa mưa bão, mái bằng dễ lưu lại rác, cát, lá cây gây tắc hệ thống thoát nước. 
  • Mái bằng rất nóng vào mùa hè, khả năng cách nhiệt thấp. 

Quy trình thi công mái bằng 

Các công trình mái bằng thi công chủ yếu với vật liệu bê tông cốt thép. Do vậy việc thi công cần phải đảm bảo các yếu tố như: 

Bước 1: Chuẩn bị 

  • Kiểm tra cốp pha sàn mái 

Theo đó, cốp pha sàn mái bê tông cần phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sao cho đảm bảo độ chắc chắn, kín thít, không mất nước khi đổ bê tông. 

  • Kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau. 
  • Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: Chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép. 
  • Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình đổ bê tông 
  • Tính toán mặt bằng đổ bê tông (diện tích, độ dốc) 
  • Dọn dẹp, làm sạch coffa, cốt thép. 

Bước 2: Thi công 

Quy trình thi công

  • Quy trình thực hiện đổ bê tông tương tự như bê tông sàn. Nếu đổ bê tông vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ C thì bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết. 
  • Sau khi đổ bê tông sàn mái, đầm và gạt mặt xong, chờ bê tông khô se và tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được.

Còn nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm. 

  • Nếu bê tông lõm khô thì bê tông đó đã se lại và không đầm thêm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời mát thì là 4 giờ.

Lưu ý thi công

Trong trường hợp có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng.

Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt chẽ của bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10 – 15%.

  • Mặt sàn mái được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính.

Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết với nhau.

Bước 3: Yêu cầu chống thấm với mái bằng bê tông cốt thép 

Do mái bằng bê tông cốt thép dễ bị nứt và khả năng chống thấm kém nên khi thi công mái bạn cần đảm bảo các yêu cầu chống thấm tốt như:

  • Sử dụng màng khò để tăng khả năng chống thấm 
  • Đổ xi măng mác cao và đảm bảo độ dốc sàn vừa phải. 
  • Chống thấm mái bằng Sika

Thi công mái bằng bằng tấm bê tông nhẹ EPS

Nếu như việc thi công nhà mái bằng với bê tông truyền thống nhiều công đoạn về trộn vữa, tỷ lệ vữa như thế nào là chuẩn, công tác sắt thép, dầm, đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông,… tốn nhiều thời gian thì việc thi công sàn mái tấm bê tông nhẹ EPS chỉ việc lắp ghép các tấm lại với nhau.

Đúng vậy, với kích thước tấm bê tông to, thi công chỉ việc:

  • Di chuyển tấm và lấy dấu
  • Cắt tấm nếu thừa kích thước
  • Phệt vữa keo
  • Lắp tấm vào vị trí là xong

Nên xây nhà mái bằng hay mái thái? 

1.Giới thiệu chung

Bên cạnh những băn khoăn về nhà mái bằng là gì thì có rất nhiều gia chủ băn khoăn không biết lựa chọn xây nhà mái bằng hay mái thái bởi nó vừa liên quan tới cái giá trị chi phí xây dựng nhà, vừa liên quan tới vấn đề độ bền kết cấu ngôi nhà và ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ. 

Như vậy là tùy vào túi tiền cũng như là địa chất, địa hình đất của nhà mình mà các bạn sẽ chọn lựa cho mình một cái loại nhà mái nó phù hợp.

Nếu gia chủ thích hiện đại thì cũng có thể là chọn mái bằng, còn gia chủ thích sự ấm cúng, có nhiều cái nét phá cách trong thiết kế nhà thì có thể chọn nhà mái Thái.

2.So sánh mái thái và mái bằng

Mái tháiMái bằng
Sử dụng ngói để trang trí cái ngôi nhà. Vật liệu ngói có độ dốc lớn vừa phải nên bạn có thể yên tâm về vấn đề thoát nước mưa cho nhàTận dụng được sân thượng để trồng cây, để bàn cafe thư giãn. Có thể tận dụng mái bằng trên các sàn vệ sinh để làm kho lưu trữ đồ. 
Dễ dàng hơn trong việc trang trí nhà và thiết kế nhà đẹp, đảm bảo về mặt thẩm mỹPhù hợp với nhà có thiết kế hiện đại
Phù hợp cho nhà có diện tích đất rộng và thấp tầng như: biệt thự vườn, nhà 1 trệt 1 lầu hay nhà 1 trệt 2 lầu,… Phù hợp cho những ngôi nhà có diện tích đất hẹp ví dụ như nhà có bề ngang 4 m hay là 3 mét hay 3m2, 3m8, 4m5. 
– Nhà cách âm, cách nhiệt tốt hơn.Cách âm, cách nhiệt kém hơn
chi phí xây dựng thấp hơn so với mái bằng. Bởi vì lý do là cái kết cấu của mái Thái nhẹ hơn, là những hệ kèo kết hợp với lợp ngói  Chi phí xây dựng cao hơn vì phải đổ bê tông cốt thép. 
Phù hợp xây ở những nơi đất yếuNếu muốn xây phải ép cọc tre
Nhược điểm: Quá trình thi công nguy hiểm Độ nặng móng khá lớn vì mái bằng đổ bằng bê tông nên trọng lượng của nhà truyền vào móng khá nặng 

Các kiểu mái bằng nhà đẹp 

1.Mái bằng nhà chữ l

Nhà mái bằng chữ l 1 tầng

Đây là thiết kế nhà được đánh giá cao với cấu trúc bền vững. Theo đó, thiết kế nhà thể hiện sự đơn giản, nhưng vẫn không kém phần hiện đại, xu hướng.

Để tránh tình trạng đọng nước ngoài hiên và hạn chế rêu mốc phát triển, chúng ta nên đầu tư hệ thống thoát nước có hệ thống. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp chống thấm để kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ ngôi nhà.

nhà mái bằng là gì4
Mẫu nhà mái bằng 1 tầng chữ L đẹp, giá rẻ
Nhà mái bằng là gì5
Mẫu nhà mái bằng 1 tầng chữ L đẹp, giá rẻ
Nhà mái bằng là gì6
Mẫu nhà mái bằng 1 tầng chữ L đẹp, hiện đại

Nhà 2 tầng chữ l mái bằng

Xét về độ thoáng mát thì có lẽ mẫu nhà mái thái có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn. Nhưng xét về mặt kiến ​​trúc và công năng thì mẫu nhà cấp 4 mái thái nói chung, đặc biệt là mẫu nhà cấp 4 chữ L mái thái vẫn mang một nét đẹp riêng, không hơn kém bất kỳ mẫu nhà cấp 4 đẹp nào.

Đặc biệt với những gia đình ở nông thôn thì xây nhà cấp 4 mái bằng còn giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo các mẫu nhà 2 tầng chữ L mái bằng sau:

nhà mái bằng là gì
Mẫu nhà mái bằng 2 tầng chữ L đẹp
Nhà mái bằng là gì3
Mẫu nhà mái bằng 2 tầng chữ L đẹp

2. Nhà 3 tầng mái bằng 

Với thiết kế chắc chắn, hiện đại, nhiều gia đình lựa chọn kiểu nhà phố 3 tầng mái bằng đẹp để xây dựng tổ ấm nhà mình.

Gợi ý thiết kế mặt tiền gần gũi với thiên nhiên, bố trí nội thất hợp lý và tiện dụng sẽ tạo nên một không gian hài hòa và hoàn hảo nhất.

nhà mái bằng là gì8
Mẫu nhà mái bằng 3 tầng hiện đại
nhà mái bằng là gì9
Mẫu nhà mái bằng 3 tầng hiện đại
nhà mái bằng là gì10
Mẫu nhà mái bằng 3 tầng hiện đại

3. Nhà cấp 4 mái bằng 

nhà cấp 4 7×15 mái bằng

4. Các mẫu nhà mái bằng 1 tầng đẹp 

Nhà mái bằng 1 tầng 3 phòng ngủ 

Nhà mái bằng 1 tầng 4 phòng ngủ

5. Mẫu nhà 3 gian mái bằng 

Xem ngay 10+ mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ này, có khi bạn lại đổi ý làm nhà mái bằng vì vẻ đẹp cổ kính, độc đáo

Trên đây là các tư vấn nhà mái bằng là gì và các mẫu nhà mái bằng đẹp. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu hơn về phương pháp thi công nhà mái bằng và lựa chọn mẫu nhà mái bằng đẹp, ưng ý. Để tham khảo thêm các mẫu nhà đẹp khác hay các xu hướng xây dựng mới, bạn có thể xem thêm tại chuyên mục tin tức của Công Ty Glumic để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành xây dựng.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *