Cách pha sơn chịu nhiệt 200 độ, 300 độ, 600 độ – 1000 độ

Cách pha sơn chịu nhiệt background

1

Thực hiện đúng cách pha sơn chịu nhiệt của nhà sản xuất sẽ đảm bảo sơn hoạt động tốt và bảo vệ tối đa vật liệu khỏi môi trường nhiệt độ cao. Xem hướng dẫn quy trình sơn chịu nhiệt và phương pháp pha sơn chịu nhiệt Nippon Paint được khuyến nghị cho ứng dụng hiện nay.

Xem thêm bài viết: Tấm bê tông siêu nhẹ – Ưu nhược điểm TOP 5 loại bê tông nhẹ tốt nhất hiện nay

Sơn chịu nhiệt là gì?

Sơn chịu nhiệt công nghiệp là loại sơn gốc dầu, thường là gốc silicone, chịu được nhiệt độ cao và được sử dụng trong các thiết bị đòi hỏi khả năng chịu nhiệt cao như lò nung, lò hơi, lò đốt, lò sưởi, động cơ máy phát điện, kiềng bếp ga, bô xe, động cơ xe máy, ….

Loại sơn này thường được dùng để phủ lên một số đồ vật giúp những đồ vật đó chịu được nhiệt độ, tác động bên ngoài, không bị ăn mòn, rỉ sét. Ngoài ra nó còn giúp bề mặt của đồ vật đẹp hơn.

Hầu hết tất cả các loại sơn chống nóng đều có gốc dầu vì sơn nước không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, sơn dầu chịu nhiệt có thể được gọi là sơn chịu nhiệt hoặc sơn công nghiệp chịu nhiệt.

Cách pha sơn chịu nhiệt

Sơn chịu nhiệt công nghiệp là loại sơn gốc dầu, thường là gốc silicone, chịu được nhiệt độ cao

Cách pha sơn chịu nhiệt

Về cơ bản cách pha sơn chịu nhiệt 100 độ, 200 độ, 300 độ, 600 độ hay 1000 độ là giống nhau. Riêng tỷ lệ của các loại sơn chịu nhiệt sẽ khác nhau tùy vào hướng dẫn sử dụng.

Và để pha sơn chịu nhiệt chuẩn bạn cần làm theo những cách pha sau:

1.Chuẩn bị dụng cụ

Đầu tiên, trước khi thi công sơn chống nóng, bạn cần chuẩn bị những loại sơn và dụng cụ sau:

  • Sử dụng cọ quét và con lăn: Pha loãng tối đa 10%
  • Sử dụng súng phun có khí: Pha loãng tối đa 20% (18 – 20 giây bằng cốc đo NK2)

2.Quy trình sơn chịu nhiệt

Bước 1: Lấy một lượng sơn vừa đủ (tránh lãng phí) và nhớ đậy nắp hộp sơn để bảo vệ sơn cho những lần sử dụng sau.
Bước 2: Khuấy kỹ sơn bằng dung môi pha sơn chuyên dụng, đảm bảo sơn và dung môi được trộn đều

Ghi chú:

  • Sơn có thể lắng cặn nên phải được khuấy đều trước khi sử dụng.
  • Cần đọc kỹ tài liệu tham khảo / hướng dẫn sử dụng để có thể chuẩn bị đầy đủ nhất.
  • Sơn chống nóng đã pha nếu chưa dùng hết ngay thì bạn có thể đậy nắp lại và sử dụng (không nên để quá lâu).

3.Quy trình sơn chịu nhiệt đúng kỹ thuật

Sau khi sơn chống nóng được pha xong thi công theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Dùng bàn chải sắt để chà sạch rỉ rồi loại bỏ bụi bẩn.

Sau đó dùng giẻ lau sạch để tránh rỉ sét, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác bám trên bề mặt sơn.

Lưu ý: Phải đảm bảo bề mặt sơn ở trạng thái tiêu chuẩn trước khi sơn, nếu có rỉ sét cần lau và thổi sạch lại.

Bước 2: Sơn lót

  • Sơn lót bề mặt bằng chổi, con lăn hoặc súng phun có khí ở khoảng: 20 micron (đối với màng sơn khô) và 41 micron (ướt).
  • Thời gian khô ở nhiệt độ 25-30 độ C: Quá trình khô bề mặt mất 30 phút, thời gian chuyển tiếp giữa 2 lớp tối thiểu 8 giờ.
  • Thời gian sấy ở 200-240 độ C: khoảng 30 phút.
  • Lớp sơn đề nghị 1 lớp

Bước 3: Sơn phủ

  • Sau khi lớp sơn lót đã khô, dùng cọ, ru lô hoặc súng phun khí để quét lớp sơn phủ lên bề mặt cần sơn.
  • Đảm bảo độ dày lớp phủ xấp xỉ: 30 micron (đối với sơn màng khô) và 66 – 81 micron (đối với màng ướt).
  • Thời gian khô ở nhiệt độ 25-30 ° C: Khô bề mặt mất 30 phút, thời gian chuyển tiếp giữa 2 lớp sơn ít nhất là 2 giờ tùy theo sản phẩm.
  • Thời gian khô ở 200-240 độ C: khoảng 30 phút.
  • Lớp sơn đề nghị: 1 lớp
Cách pha sơn chịu nhiệt 1
Cách sử dụng sơn chịu nhiệt

Ưu nhược điểm của sơn chịu nhiệt

Sơn chống nóng thường được sử dụng để bảo vệ các vật liệu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và các yếu tố bên ngoài nên có những ưu điểm sau:

  • Bảo vệ vật liệu tối ưu: do sơn có thể chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến 1200 độ C.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Do màng sơn chắc chắn và độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, giảm phai màu.
  • Dễ thi công
  • Khả năng chống chịu tốt với các tác động bên ngoài: Lớp phủ có khả năng chống nước, hóa chất và dầu.
  • Lớp sơn cứng: Chống mài mòn hiệu quả.
  • Độ bám dính cao
  • Dễ sử dụng

Nhược điểm của sơn chịu nhiệt là màu sắc không phong phú, không đa dạng như các dòng sơn khác.

Sơn chịu nhiệt loại nào tốt?

1.Sơn chịu nhiệt 100 độ C

Sơn chịu nhiệt 100 độ C là dòng sơn cho khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến 100 độ C trong môi trường khô ráo, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, máy móc để bảo vệ bề mặt vật liệu, thiết bị.

Sơn chịu nhiệt 100 độ C (212 độ F) được ứng dụng chủ yếu: máy móc thiết bị, vật liệu thép tiếp xúc với nhiệt độ cao, hoặc bề mặt vật liệu thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.

2. Sơn chịu nhiệt 200 độ C

Sơn chịu nhiệt 200 độ là loại sơn cho khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ C / 392 độ F.

Sơn chống nóng 200 độ thường được sử dụng cho mái tôn, khung cửa thép chống nóng các công trình dân dụng và công nghiệp.

3. Sơn chịu nhiệt 300 độ

Sơn Chịu Nhiệt 300 ° C có khả năng chịu nhiệt lên đến 300 ° C / 572 ° F. Đặc biệt ngoài đặc tính chịu nhiệt, sơn còn có khả năng chống nước và hóa chất rất tốt giúp bảo vệ sản phẩm. Sản phẩm không bị rỉ sét và có tính ổn định hóa học cao.

Sơn chịu nhiệt 300 ° C dùng để sơn bề mặt sản phẩm nhằm bảo vệ các kết cấu kim loại, như buồng đốt sấy, hệ thống ống khói khí thải công nghiệp, ống xả nhiệt, dây chuyền sấy nóng, bếp đun,…

4. Sơn chịu nhiệt 500 độ

Sơn chịu nhiệt 500 độ là sản phẩm sơn phủ một thành phần gốc nhựa silicone, kết hợp với nhựa acrylic, bột màu nhũ tương và các chất phụ gia đặc biệt dùng để phủ lên các bề mặt vật liệu thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao từ 500 ° C (932 ° F) .

Sơn được ứng dụng rộng rãi trong động cơ mô tô, xoong nồi, bếp lò, bếp ga, động cơ tàu hỏa, ống xả xe gắn máy, xe ô tô, bảo vệ công trình đường ống xăng dầu,…

5. Sơn chịu nhiệt 600 độ

Sơn chịu nhiệt 600 độ là loại sơn gốc silicone, chịu được nhiệt độ lên đến 600 ° C (1112 ° F).

Sơn chịu nhiệt 600 độ là giải pháp tối ưu cho các ứng dụng sơn phủ công nghiệp chịu nhiệt, bảo vệ tuyệt vời cho lớp sơn hoàn thiện của lò sưởi, nồi hơi, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt khác.

Kết luận: Trả lời cho câu hỏi sơn chịu nhiệt loại nào tốt, chuyên gia giải đáp: Loại sơn chịu nhiệt nào cũng tốt tuy nhiên sơn chịu nhiệt sẽ tốt nhất khi ứng dụng đúng với khả năng chịu nhiệt độ của sơn.

Xem thêm bài viết: Tấm ALC là gì| Đặc điểm – Ứng dụng – Báo giá tấm tường ALC

Cách pha sơn chịu nhiệt 2
Ứng dụng của sơn chịu nhiệt chủ yếu cho ngành cơ khí

Ứng dụng của sơn chịu nhiệt

Sơn chống nóng được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí và bảo dưỡng động cơ. Có thể liệt kê một số loại sơn chống nóng thường dùng cho thiết bị như sau:

  • Đường ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp
  • Hệ thống dây chuyền sấy công nghiệp, lọc điện, lốc lọc bụi
  • Thiết bị cho nồi hơi, bình ngưng, tĩnh và thiết bị phân tách
  • Máy phát điện, động cơ và máy móc tạo ra nhiệt khi chúng hoạt động
  • Mái tôn, khung cửa sắt thép chống nóng khu nhà dân dụng và công nghiệp
  • Bình chứa, ống dẫn dầu mỏ và dung môi hữu cơ
  • Ống xả ô tô, bộ giảm âm xe máy, giá đỡ bếp ga.

Top 5 thương hiệu sơn chịu nhiệt tốt nhất

Bên cạnh những băn khoăn cách pha sơn chịu nhiệt thì có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về thương hiệu sơn chịu nhiệt loại nào tốt?

Để giải đáp điều này, sau đây Glumic sẽ giới thiệu đến bạn Top 5 sản phẩm sơn chịu nhiệt để bạn có thể tham khảo.

  • Sơn chịu nhiệt Đại Bàng
  • Sơn chịu nhiệt KCC
  • Sơn chịu nhiệt Durgo
  • Sơn chịu nhiệt Jotun
  • Sơn xịt chịu nhiệt Nippon

Trên đây là thông tin về cách pha sơn chịu nhiệt. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại sơn này.

 Xem thêm bài viết: Cách đắp chỉ phào thạch cao siêu đẹp kèm VIDEO

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *