Giếng trời sau bếp và 8 lưu ý khi thiết kế giếng trời trong nhà

giếng trời sau bếp background

Giếng trời sau bếp là một trong những thiết kế phổ biến hiện nay. Vậy trong phong thủy, thiết kế giếng trời đằng sau bếp có ý nghĩa gì và nguyên tắc gì? Mời gia chủ, nhà thầu có thể tham khảo ngay phần phân tích sau đây!

 Xem ngay ưu nhược điểm tấm tường ALC để không "nuối tiếc" khi lựa chọn tấm làm sàn, tường giếng trời

Giếng trời sau bếp trong phong thủy

Khoa học phong thủy ứng dụng trong những kiến trúc trải qua nhiều thế kỷ khảo nghiệm, đã cho thấy rằng giếng trời là nơi hấp thụ nguyên khí giao hòa của trời đất, vũ trụ còn gọi là thiên tình.

Việc đặt giếng trời sau phòng bếp giúp:

  • Không gian bếp thông thoáng, tăng sinh khí cho phòng bếp. 
  • Là nơi luân chuyển khí nóng, khí hư, năng lượng xấu của nhà
  • Tiết kiệm điện năng nhờ ánh sáng tự nhiên 

Được biết, thiết kế giếng trời phù hợp cho những ngôi nhà ống, nhà cấp 4 

https://glumic.com/
Thiết kế giếng trời sau bếp giúp hài hòa năng lượng, không khí trong không gian nhà

8 Lưu ý khi thiết kế giếng trời

Vị trí giếng trời cũng như các khu vực thông tầng và hình thái kiến trúc của chúng cần tránh những vi phạm trong phong thủy, tránh làm ảnh hưởng đến các không gian sống của mọi thành viên trong gia đình.

Dưới đây là một số lưu ý thiết kế, bố trí giếng trời hợp phong thủy:

1.Giếng trời sau bếp

Tại Việt Nam, các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ có điều kiện khí hậu nóng khô nên những ngôi nhà dài hẹp, hình ống dù có giếng trời mở ở khoảng giữa ngôi nhà vẫn chưa đủ để xử lý việc thoát hơi nóng và thu dòng khí mát lành.

Đặc biệt là với những ngôi nhà thiết kế khu bếp ở phía hậu. Tại Không gian hậu là phòng bếp của các ngôi nhà, hầu hết đều mở thêm một giếng trời ở phía cuối cùng.

Giếng trời cho nhà bếp ở phía hậu này đóng vai trò lấy sáng cho không gian nấu nướng cũng như lấy gió cho các phòng ở tầng trên thẳng phòng bếp.

Phong thủy có nguyên tắc tụ thủy, tắc khí, bất tán, tụ thủy nhưng không để úng thủy.

Tức là có nước chảy đến và nước luân chuyển để kích hoạt sinh khí và chánh tù đọng. Để đạt được điều này, có thể đưa tiểu sơn thủy núi sông thu nhỏ và nội thất thông qua tổ chức non bộ, hồ cành.

Cũng có thể đặt bể cá có bơm lọc nước tuần hoàn hay đơn giản một chậu phun loại nhỏ cũng là một điểm nhấn thu hút và tạo luân chuyển nước trong nhà rất tốt. 

Tại đây, các giếng trời có thể được kết hợp như là một không gian sinh hoạt như có thể đặt tiểu cảnh, đặt các bộ bàn ghế, uống nước, nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đặt cây xanh.

Đặt bếp gần không gian này, bếp cần phải tàng phong thì mới tụ khí được.

giếng trời sau bếp1
Thiết kế giếng trời sau bếp đặc biệt phù hợp với không gian nhà ống, nhà tầng,…

2.Giếng trời cạnh phòng ăn

Khi giếng trời bên cạnh phòng ăn thuộc gia chủ mệnh Mộc có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và thủy tương sinh.

Nếu mở giếng trời thông thoáng cho phần bếp nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng. Mộc sinh hỏa nhưng trên đỉnh phải có mái che tránh mưa tạt.

Có thể dùng mái bằng kính lấy sáng hoặc mái dốc nghiêng hòa để tạo hiệu ứng ống khói hút nhiệt lên cao, không lan tỏa khói mùi sang các phòng khác. Tiểu cảnh mini dưới giếng trời tạo cảm giác mát mẻ cho không gian phòng ăn. 

giếng trời sau bếp2
Trên đỉnh giếng trời phải có mái che tránh mưa tạt

3. Giếng trời giếng trời trong phòng ngủ, gần phòng ngủ

Ngoài vị trí đặt giếng trời sau bếp đẹp, hợp phong thủy. Qúy gia chủ có thể đặt giếng trời cạnh phòng ngủ.

Khi giếng trời kế bên cạnh phòng ngủ, cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng.

Những thiết kế giếng trời phòng ngủ để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày, luôn không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên.

Thổ mộc hoặc thủy và không hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động.

Còn nếu giếng trời ở trong phòng ngủ, gia chủ nên chú ý nên tránh đặt giếng trời ở hướng Bắc, có rèm che giếng trời để điều tiết ánh sáng mặt trời giúp bạn dễ chịu hơn.

giếng trời sau bếp3
Mẫu giếng trời cạnh phòng ngủ

4.Một số lưu ý về kích thước giếng trời, hình thế giếng trời

  • Kích thước: Giếng trời không nên quá nhỏ, hẹp vì không đạt được mục đích hấp thụ được nguyên khí của trời đất. Ngược lại còn tạo hiệu ứng ngược hình thành những luồng sát khí thiên trảm sát. Cụ thể, đối với những ngôi nhà nhỏ, giếng trời nên thiết kế 1m trở lên.
  • Giếng chờ lưu chuyển giao khí với nhiều không gian sống, tuyệt đối không nên đi ngang qua cửa nhà vệ sinh sẽ kéo theo uế khí đến mọi không gian sống khác. (Bạn có thể tham khảo chi tiết cách thiết kế bếp và công trình phụ đẹp, hợp phong thủy tại đây)
  • Hình thế của giếng trời nên tạo ra sao cho phù hợp với hành kiến trúc ngôi nhà. Tức là tương sinh với ngũ hành của hình thể kiến trúc ngôi nh. Nếu nhà hành Mộc thì thiết kế giếng trời dài hoặc hành Thủy uốn mềm lượn sóng, Nhà hành thổ thì giếng trời nên là vuông vắn; hành Kim như hình tròn, hình Elip.

Khi mở giếng trời cần xem xét thực tế nhà nằm về phương hướng nắng gió thế nào để bố trí mái che giếng trời là loại cố định hay máy kéo nhằm chủ động hơn trong việc điều tiết ánh sáng, chống mưa tạt, nắng gắt và trong nhà.

giếng trời sau bếp4
Tùy vào mệnh gia chủ mà nên lựa chọn hình thế giếng trời là tròn, vuông hay elip

5.Vật liệu làm giếng trời

Giếng trời thường là chỗ trang trí nên khi thiết kế bạn nên ưu tiên trang trí với các điểm nhấn khác biệt so với không gian nhà. 

Thông thường, giếng trời sẽ được làm bằng vật liệu nhẹ, cụ thể là tấm EPS cho khả năng chống thấm, cách nhiệt tốt. (Xem thêm nếu bạn chưa biết tấm tấm bê tông siêu nhẹ là gì!

Sau đó, sẽ được ốp bằng các loại gạch trang trí, đá, trông cầy,… để không gian trở lên sinh động và đẹp hơn. 

Vì giếng trời là nơi lấy ánh sáng xuống nên bạn nên lưu ý che chắn giếng trời bằng kính cường lực có màu trắng, kính màu dâm vừa an toàn với mắt vừa mang ánh sáng nhẹ dịu xuống ngôi nhà. 

Nếu làm giếng trời không mái che thì ít nhất gia chủ nên đặt, hàn các thanh chắn để tránh kẻ trộm đột nhập.

giếng trời sau bếp5
Sử dụng vật liệu tấm EPS cho giếng trời rồi sau đó ốp gạch sẽ đảm bảo tính chống thấm tốt cho ngôi nhà

6.Đảm bảo an toàn

Giếng trời phòng bếp nên thiết kế đảm bảo chống trộm bằng cách làm khung bảo vệ. 

Trường hợp làm ô giếng trời lớn, bạn cần làm các khung bảo vệ cho giếng trời bên trong nhà, tại các tầng. Việc lắp đặt lan can, gia chủ cần chú ý đến chiều cao để phòng trừ nhà có trẻ nhỏ hay nghịch.

7. Giếng trời bị hắt mưa

Nếu lo lắng giếng trời bị hắt mưa, giếng trời bị dột gia chủ có thể khắc phục bằng những điều sau:

  • Khi thi công giếng trời, phải gia công thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc.
  • Xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ cao từ 15cm -1m6 tùy ý của gia chủ. Sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cmx15cm.
  • Ngoài ra, khi sử dụng lớp vật liệu chiếu sáng ở phía trên cùng như mica, kính cường lực,… bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV hay các tia xấu có hại cho sức khỏe.

8. Giếng trời trong nhà nên trồng cây gì?

Lựa chọn cây trồng ở giếng trời trong nhà không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ mà còn đảm bảo yếu tố phong thủy. Vậy những loại cây nào phù hợp trồng ở khu vực giếng trời:

  • Cây lộc vừng: Là loại cây thuộc vào bộ tứ của cây phong thủy mang ý nghĩa tài lộc, nhiều may mắn và sự hưng thịnh cho gia chủ.
  • Cây hoa ban: Cây mang lại giá trị thẩm mỹ đẹp, khi nở hoa có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng rất dễ chịu
  • Cây đào tiên: Cây dễ trồng và dễ sinh trưởng.
  • Cây ngọc lan: Cây dễ trồng và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ
  • Cây sứ: Cây cho hình dáng đẹp, dễ trồng, dễ sống
  • Cây thiết mộc lan: trong phong thủy cây mang ý nghĩa phát tài.

Vị trí tốt nhất đặt giếng trời

Việc mở giếng trời không chỉ thu về nhiều ánh sáng hay thoát năng lượng xấu ra tốt mà bản chất là làm cho cân bằng âm dương.

Tuy nhiên, nếu nhà không quá dài, diện tích nhỏ, không bị tối, không có những phòng ở giữa, phải đi xuyên qua thì không nhất thiết phải mở giếng trời ở giữa nhà mà chỉ cần tạo thông gió nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau, kết hợp với sàn nước, sân phơi là đủ.

Mở nhiều giếng trời, thậm chí còn gây ra dương Thịnh Âm suy lúc nào trong nhà cũng thấy chói chang, nhất là những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt như hướng Tây.

Vùng Trung Cung, vùng Thái Cực là nơi các bộ sao vượng hướng chiếu theo vận 8 này là các hướng tinh 9, 8, 1.

Nếu khu vực này không có các sát khí của địa chí như tam sát, thiên hình, độc hỏa, đại sát và thiên khí thì nên mở giếng trời tại đây là đúng cách nhất. 

giếng trời sau bếp6
Vị trí giếng trời tốt nhất là ở giữa, đằng sau bếp,…

1.Vị trí dựa theo Tam hợp phái

 Thì giếng trời sẽ được tính toán vị trí tùy thuộc vào hướng chính của mặt bằng như sau:

  • Nhà hướng Bắc mở giếng trời tại Đông và Đông Nam Nam 
  • Nhà hướng Nam mở dính trời tại Tây Bắc và Tây Bắc 
  • Nhà hướng Đông mở giếng trời tại Tây Nam và Đông Bắc, Tây Tây Bắc 
  • Nhà hướng Tây mở giếng trời tại Bắc và Đông Nam Đông 
  • Nhà hướng Tây Bắc mở giếng trời tại Đông Đông Nam Bắc 
  • Nhà hướng Đông Bắc mở giếng trời tại Tây Nam, Nam 
  • Nhà hướng Tây Nam mở giếng trời tại Nam 
  • Nhà hướng Đông Nam mở giếng trời tại Tây Bắc, Tây, Tây Nam, Đông Bắc

Giếng trời không có hướng nên không cần xét đến hướng của nó. Tuy nhiên, không nên đặt giếng trời mở tại phía Bắc của ngôi nhà thuộc cung Vĩ Khảm, vì đó là phương thường có thực khí không tốt cho sức khỏe con người.

2.Giếng trời đặt ở giữa

Nhiệm vụ của giếng trời giữa nhà có nhiệm vụ hút khí nóng ở trong nhà và đẩy lên trời. Do vậy, khi thiết kế gia chủ nên thiết kế thoáng để khí xấu thoát ra ngoài. 

Thông thường ở vị trí giếng trời giữa nhà hay được thiết kế ngay cầu thang.

3.Giếng trời đằng sau

Giếng trời này có nhiệm vụ hút gió xuống. Do vậy, nếu mà được thì không nên thiết kế che giếng trời đằng sau.

Chỉ thiết kế làm sao chống được trộm cùng thiết kế hút gió để nguồn năng lượng mới, cũ luôn được luân chuyển và thông thoáng. 

10+ Mẫu giếng trời sau bếp đẹp

Bạn có thể tham khảo một số thiết kế cũng như decor giếng trời sau:

giếng trời sau bếp7
Mẫu giếng trời sau bếp nhỏ đẹp
giếng trời sau bếp8
Thiết kế giếng trời sau bếp đẹp, hiện đại
giếng trời sau bếp10
Mẫu giếng trời sau bếp rộng
giếng trời sau bếp11
Mẫu giếng trời sau bếp đẹp
giếng trời sau bếp12
Thiết kế giếng trời nhỏ sau bếp
giếng trời sau bếp13
Mẫu giếng trời nhỏ sau bếp

Trên đây là các tư vấn đặt giếng trời sau bếp đẹp, hợp phong thủy. Hy vọng rằng với những gợi ý trên sẽ giúp quý gia chủ lựa chọn được vị trí đặt giếng trời đẹp. Để xem thêm các tư vấn về nhà đẹp, phương pháp xây dựng mới,… quý gia chủ có thể tham khảo tại chuyên mục tin tức của website: https://glumic.com/.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *