Tường nhà bị nứt dọc theo cột |Nguyên nhân và cách xử lý triệt để

tường bị nứt dọc theo cột background

Tường nhà bị nứt dọc theo cột là một trong những sự cố rất hay gặp phải khi mới xây công trình hoặc sau 1 một thời gian xây dựng. Được biết, có 11 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt dọc tường. Để tìm ra nguyên nhân và khắc phục triệt để vấn đề này, mời bạn theo dõi ngay các phân tích sau đây!

Tìm hiểu tấm bê tông siêu nhẹ – Vật liệu nhẹ xây dựng không lo nứt, vỡ

Tường nhà bị nứt dọc theo cột là như thế nào? 

Nứt dọc tường nhà theo cột là một trong những hiện tượng phổ biến của ngôi nhà sau 1 thời gian xây dựng. Theo đó, tùy vào tình trạng nhà bị nứt dọc tường mà vết nứt sẽ to hay nhỏ và kéo dài, dọc từ chân tường theo cột lên trần. 

Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ ngôi nhà cũng như đe dọa đến sự bền vững, chắc chắn của ngôi nhà. 

tường bị nứt dọc theo cột
Nứt dọc tường nhà là một trong những sự cố phổ biến, thường gặp

Nguyên nhân tường nứt dọc theo cột

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tường nứt dọc theo cột. Và để xử lý được, trước tiên các bạn phải tìm hiểu xem nguyên nhân nứt tường dọc cột nó phát sinh ra từ đâu thì chúng ta mới có thể xử lý được, không thể đoán mò. 

Thông thường, sẽ có các nguyên nhân gây ra tường nhà nứt dọc phổ biến sau: 

1. Do Kỹ thuật xây dựng

  • Điểm tiếp giáp giữa hai gian phòng, góc nhà, góc gian phòng, thợ quay đầu gạch chưa được chuẩn lắm, chưa đều. Giữa mối nối của viên gạch thì vữa thợ đắp chưa được đầy trong các điểm nối của các viên gạch đó.
  • Cấp phối kém, quá nhiều cát
  • Cấp phối quá tốt, quá nhiều xi: dẫn đến quá trình co ngót, thủy hóa của vữa sẽ lớn.
  • Không tưới tường trước khi vào tô trát: Bản chất của việc tưới tường là để tường đẫm nước và khi trộn vữa thủ công, độ hút nước cao sẽ vừa đủ để đảm bảo lớp vữa bền chắc. Nếu không tưới nước, độ thủy hóa diễn ra mạnh mẽ, tường không có nước dẫn đến bị nứt. 
  • Sau khi tô trát, không tưới nước bảo dưỡng: Vì lớp vữa đang trong quá trình thủy hóa, mà không có nước sẽ khiến độ co ngót cao và nứt tường. 
  • Do chấn động, rung động liên tục trong quá trình thi công xây trát tường: Đặc biệt quá trình trát xong. Nếu ở bên dưới, bên cạnh hàng xóm có các hoạt động đục rầm, xe lu,… sẽ ảnh hưởng đến kết cấu vữa không bền chắc, gây nứt tường. 
  • Khi hoàn thiện lớp tô trát không sử dụng phụ gia: Lớp phụ gia có vai trò tăng độ bám dính, nếu không sử dụng sẽ khiến lớp liên kết vữa không bền chắc. 
  • Xi măng khi được chuyển từ nơi khác về, nhiệt độ môi trường cao khiến xi nóng, nếu khi thi công luôn dẫn đến độ co ngót nhanh, chắc chắn tường sẽ nứt.
  • Chất lượng xi măng không đạt, cát quá bẩn, nhiều bùn

2. Do kết cấu

  • Khả năng chịu bê tông của cột nhà không đủ, tiết diện cột nhỏ, và thép không đủ cốt thép chịu nén. Được biết đây cũng là nguyên nhân gây tường bị nứt thấm nước
  • Kết cấu nhà kém, móng không chắc chắn: gây ra nứt vữa, nứt cả tường gạch.
tường bị nứt dọc theo cột1
Nguyên nhân chủ yếu là do kết cấu móng yếu

4 Cách xử lý tường nhà bị nứt dọc

Có rất nhiều cách xử lý tường bị nứt dọc. Tuy nhiên, theo như kinh nghiệm thi công Glumic tổng hợp được 4 cách xử lý thường áp dụng như:

1. Đối với nguyên nhân là do điểm tiếp giáp quay gạch chưa chuẩn

Với những vết nứt tường dọc theo cột chúng ta xử lý bằng cách đục dọc theo vết nứt:

  • Bước1: Đục sâu theo vết nứt đó để phá vỡ liên kết của vết nứt đó đi.
  • Bước 2:Sau đó chúng ta sẽ “khâu” điểm đầu và điểm cuối vết đứt. Lưu ý đoạn giữa chúng ta không cần vá bởi đoạn giữa đó nếu “khâu” thì cũng vô tác dụng thôi, nó sẽ xé điểm đầu, điểm cuối.
  • Bước 3: Sau khi đục rộng hai bên mép vết nứt như thế này chúng ta sẽ đặt một cái cốt thép bên trong. Cốt thép được hàn thêm tai như hình ảnh để vữa bám chắc. Điểm đầu vết nứt nó bị xé rộng, các bạn nên đặt cốt thép dày một chút, đục sâu vào các rãnh vết nứt xong đặt cốt thép.
  • Bước 4: Lấy nước làm sạch các bề mặt chúng ta vừa đục để độ bám dính cao hơn.
  • Bước 5: Tiếp theo thì chúng ta sẽ trộn vữa trộn vữa với tỷ lệ cấp phối mác vữa cao rồi trát lại vết nứt. Lựa chọn vữa mác 400, trộn tỉ lệ cao lên một chút với mác  xây 100.

Lưu ý: bạn nên cố gắng miết càng chặt càng tốt, miết chặt thì độ bám dính sẽ cao. 

  • Bước 6: Lấy xốp phủi lại và sơn lại tường như bình thường 

Với trường hợp tường nhà bị nứt dọc phức tạp có khi phải nhồi cọc ép để gia cố lại, nhưng đối với những vết nứt đơn giản như nguyên nhân này thì chúng ta có thể xử lý theo các bước trên. 

tường bị nứt dọc theo cột3
Với vết nứt do kết cấu đòi hỏi phải có sự can thiệp bởi các chuyên gia

2. Tường bị nứt dọc theo cột khi vừa mới xây xong 

Lúc này bạn chỉ việc cho lưới vào chỗ giáp ranh giữa cột và tường và trát lại. 

3. Đối với tường nhà nền móng yếu

Để xử lý vết nứt giữa tường và cột của công trình nền móng yếu và do thợ điện đi 2 ống dẫn điện bạn có thể làm theo cách sau:

  • Dùng máy cắt, cắt theo vết nứt tường và rộng ra khoảng 10 phân 
  • Dùng đục, máy đục để đục hết các lớp tô ra 
  • Trước khi xử lý bạn nên tưới nước tường cho thật kỹ
  • Trát lớp vữa mỏng nhưng phải miết thật chặt
  • Trải 2 lớp lưới thép theo vết tường vừa trát
  • Trát lại bằng lớp vữa mới và cũng miết thật chặt.

Lưu ý: nếu nền móng yếu, cách xử lý này chỉ là tạm thời

4. Đối với các vết nứt nhỏ, chân chim 

Đây là trường hợp nứt tường đơn giản và bạn chỉ việc:  

  • Sử dụng vữa già xi măng, cát mịn
  • Dùng keo xịt vết nứt tường
  • Sử dụng keo Silicone xử lý vết nứt tường nhỏ
tường bị nứt dọc theo cột4
Hoặc sử dụng tấm bê tông EPS để làm giảm tải trọng lên móng

Giải pháp làm tường nhà chắc chắn, chịu tải trọng tốt nhất hiện nay

Để giảm tải công trình cũng như hạn chế vết nứt do sức tải quá lớn quý gia chủ cần kết hợp 2 phương pháp xây tường 10 và 20 khi thi công.

Tham khảo thêm: Xây nhà tường 10 có tốt không? Ưu nhược điểm tường 10 nếu bạn đang có ý định xây tường 10 

Hoặc quý gia chủ có thể tham khảo phương pháp xây dựng giảm tải tối ưu hơn với tấm bê tông nhẹ EPS.

Trường hợp ngôi nhà của bạn có quá nhiều vết nứt, vết nứt to, nguyên nhân là do sức chịu tải hệ thống dầm, cột, móng kém và phải đập bỏ, sửa chữa xây tường mới thì vật liệu EPS được là giải pháp chiếm ưu thế hơn hẳn tường gạch. Cụ thể,:

  • Giúp giảm tải trọng công trình
  • Là những tấm bê tông lớn có lõi thép, độ chắc chắn cao nên không gây nứt
  • Thi công nhanh hơn gấp 3 lần thông thường 
  • Tấm còn cho khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt
  • Tấm không cần phải trát mà chỉ việc thực hiện các bước sơn luôn 

Có nhiều trường hợp sử dụng tường EPS mà vẫn gây nứt mạch là bởi do vữa thi công. Hiện nay, sản phẩm keo ghép mạch là giải pháp chuyên dụng dành riêng khi thi công vật liệu nhẹ.

Tham khảo chi tiết về ưu nhược điểm, báo giá tấm bê tông nhẹ EPS

Kết luận

Tường bị nứt dọc theo cột là một trong những hiện tượng nghiêm trọng ảnh hưởng tới kết cấu và thẩm mỹ ngôi nhà. Hy vọng rằng với những thông tin giải đáp về nguyên nhân, cách khắc phục tường bị nứt trên sẽ giúp quý gia chủ, nhà thầu tìm được phương pháp khắc phục triệt để cho công trình. Để cập nhật thêm các phương pháp thi công xây dựng mới nhất, quý gia chủ có thể xem thêm tại chuyên mục tin tức của Glumic.com để biết thêm thông tin.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *