Tường chịu lực xây được mấy tầng? Là câu hỏi mà rất nhiều gia chủ, thợ mới vào nghề thắc mắc. Theo như chuyên gia, điều này được quyết định bởi kết cấu tường chịu tải và móng. Và để được giải đáp, phân tích chi tiết nhất mời bạn có thể xem ngay bài viết sau!
Gợi ý xây tường bê tông nhẹ EPS cho khả năng chịu tải, chống nóng, cách âm vượt trội
Tường chịu lực xây được mấy tầng
1.Tường chịu lực là gì?
Tường chịu lực là một bộ phận rất quan trọng đóng vai trò chịu tải trọng của lực. Một cách dễ hiểu hơn thì tường chịu lực ngoài việc chịu tải trọng chính của nó còn phải chịu thêm tải trọng của các bộ phận khác trong ngôi nhà.
2.Tường chịu lực xây được mấy tầng
Trước khi xây dựng, việc tính toán tường chịu lực và tải trọng lên tường có ý nghĩa to lớn. Nó quyết định đến số tầng của ngôi nhà.
Theo như chuyên gia xây dựng Hoàng Nhất Minh: “Để đảm bảo tối đa về độ an toàn, thông thường những ngôi nhà chỉ sử dụng tường chịu tải có độ cao không vượt quá 5 tầng tức bao gồm cả nhà 3 tầng tường chịu tải mà có rất nhiều gia chủ đặt câu hỏi hiện nay.”
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng tới tường chịu tải như: vị trí, độ dày của tường, kết cấu và chất liệu mà những ngôi nhà dân dụng càng xây lên cao, độ dày của tường càng giảm”.
Trường hợp ngôi nhà quá tải trọng sẽ dẫn đến tường bị nứt dọc theo cột, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc bền vững và khả năng chống thấm ngôi nhà.
3. Tường chịu lực dày bao nhiêu?
Như đã giới thiệu, tường chịu tải là loại tường ứng dụng kỹ thuật xây tường 20. Theo đó, tường sẽ sử dụng 2 hàng gạch 10 và có chiều dày >220mm và có giằng.
Kết cấu chịu lực nhà cao tầng
Kết cấu tường chịu lực là tải trọng của công trình sẽ truyền lực theo phương ngang hoặc phương dọc xuống hệ thống móng.
1.Kết cấu tường chịu tải theo phương ngang
Là hạng mục tường ngang ngăn cách các phòng chịu tải trọng của toàn bộ các bộ phận khác xuống hệ thống móng của công trình.
Loại kết cấu này thường áp dụng phổ biến cho các nhà có phòng không đồng đều và chiều rộng của bước gian B<4m.
Ưu điểm của kết cấu tường theo phương ngang
- Chịu tải trọng tốt, kết cấu đơn giản, chỉ cần sử dụng dầm ít và sàn gác nhịp nhỏ là được
- Đối với các nhà có mái dốc tường ngang thì dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu tải chính giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn tiến độ thi công nhanh hơn.
- Cách âm tốt
- Tường dọc trong trường hợp này có chức năng bao che nên cửa sổ có thể mở lớn giúp thông gió, thu hút ánh sáng tự nhiên hiệu quả.
Nhược điểm:
- Bố trí không linh hoạt nên tạo cảm giác đơn điệu
- Tốn nhiều công sức và chi phí xây dựng
- Không tận dụng được khả năng tường dọc
2.Kết cấu chịu lực nhà cao tầng theo phương dọc
Là tường được bố trí theo phương dọc của ngôi nhà.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm vật tư và diện tích xây dựng móng
- Mặt bằng kiến trúc được bố trí linh hoạt
- Tận dụng được khả năng chịu tải của các tường ngoài khác
Nhược điểm:
- Tường mỏng nên khả năng cách âm kém
- Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi nên phải dùng vì kèo, bán hay dầm nghiêng.
- Không mở được nhiều cửa sổ
3.Kết cấu tường chịu lực theo cả 2 phương ngang và dọc
Hay còn gọi là tường chịu tải kết hợp, việc kết hợp cả 2 phương pháp này cho phép các phòng được bố trí 1 cách linh hoạt, tạo ra độ cứng tổng thể của nhà.
Xây tường chịu lực hay khung chịu lực
Bỏ qua trường hợp xây nhà 3 tầng, 4 tầng,… phải tính toán, phải có cột chịu lực, xét trên phương án xây dựng nhà 1 tầng và 2 tầng chuyên gia tại Glumic Việt Nam có những lời khuyên sau:
“Để đưa ra quyết định tường và khung chịu tải phương án nào phù hợp, trước tiên ta phải xét đến nguyên tắc làm việc.
Nguyên tắc làm việc ở đây đó là nguyên tắc truyền lực, truyền tải của nhà khung cứng và cái nhà, xây tường nó như thế nào thì từ đó chúng ta mới có thể lựa chọn được hai cái phương án này.
Khi chúng ta biết được nguyên tắc rồi thì việc vận dụng những nguyên tắc đó, kết hợp với với nền móng, thì chúng ta mới có thể đưa ra phương án là xây tường, hay cố chịu lực là ok nhé.
1. Nhà khung cột chịu tải
Nhà khung chịu tải là chúng ta có cột, dầm sàn bằng bê tông. Lúc này tất cả tải trọng từ tường, sàn dồn về dầm, dầm về cột, cột truyền xuống móng.
Giả sử là móng cốc thì nó sẽ diện tích móng sẽ tiếp xúc với mặt đất thì lúc này đất trong khoảng đó có chịu được tải trọng của cái cột đó đó không.
Như vậy, ta có thể hình dung được nguyên tắc truyền tải tường xuống sàn, sàn truyền xuống dầm, dầm chuyển xuống cột. Lúc này tường không chịu tải mà chỉ mang tính chất là bao che.
Tường gần như là không tham gia nhiều vào quá trình chịu tải của ngôi nhà.
2.Tường chịu lực
Nếu gia chủ có ý định xây tường chịu tải thì cái tường chịu lực tốt nhất là chúng ta phải xây tường đôi khoảng 200mm.
Lúc này toàn bộ tải trọng tường sẽ mang hai nhiệm vụ: Giả sử nhà đổ trần thì có chức năng đỡ trần, đỡ mái trên. Thứ hai sẽ mang nhiệm vụ là tường truyền tải trực tiếp xuống móng.
3.Xây tường chịu lực hay khung chịu lực dựa vào móng nhà
Tuy là 2 hình thức xây dựng rất quan trọng, thế nhưng móng nhà vẫn là yếu tố cốt lõi mà gia chủ, nhà thầu nào cũng phải chú ý thì mới tính đến phần tiếp theo.
Giả sử nền đất xây móng là nền đất tốt, thì có thể xây dựng nhà bằng tường chịu lực.
Còn nếu mà đất tốt nhưng có nước ngầm thì nên gia cố bằng cọc tre cùng phương án xử lý móng chắc chắn như móng cốc, móng băng rồi mới xây tường lên hệ móng đó.
Và để giảm tải trọng cho nhà gia chủ có thể sử dụng tấm bê tông nhẹ cụ thể là tấm EPS – loại vật liệu nhẹ có tác dụng giảm tối ưu tải trọng công trình lên móng.
Trường hợp móng không đảm, có thể nó sẽ bị lún thì xây tường chịu lực chắc chắn sẽ bị nứt.
Còn khi xây nhà khung có thể tường nhà sẽ không bị đứt, khả năng nứt sẽ thấp và không bị ảnh hưởng quá nhiều so với tường chịu tải. Với trường hợp này thì phương án xây tường phù hợp nhất cũng là tấm bê tông nhẹ.
=>> Tóm lại, nếu chắc chắn nền đất tốt thì có thể làm khung chịu lực hay tường chịu lực đều được. Còn nếu gia chủ không chắc chắn với nền đất thì nên làm khung chịu lực.
Còn khi xét về kinh tế, thì tất nhiên là làm khung chịu lực sẽ tốn kém hơn bởi mất thêm chi phí tiền cốp pha này, sắt thép và nhân công.
Kỹ thuật xây tường chịu lực với khung bê tông cốt thép
Hiện nay, tường 20 là phương án xây tường chịu lực tốt nhất và tối ưu chi phí nhất. Về kỹ thuật xây tường 20, gia chủ, thợ mới vào nghề có thể làm theo các bước sau:
- Dầm móng sau khi đổ 1 lớp xi măng tinh để đảm bảo kết cấu và chạy một hàng gạch ngang. Mỗi viên cách nhau 2 phân để chèn vữa. Lưu ý căng cước chạy theo mép ngoài của cột để đảm bảo hàng gạch đều và thẳng.
- Xây đường thứ 2 nhưng với 2 hàng gạch dọc đồng thời nhồi luôn vữa vào các mạch hở của hàng gạch 1. Lưu ý khi đặt gạch gõ khoảng 2 lần.
- Hàng thứ 3, 4, 5,6 cứ sếp và xây theo như vậy
- Tới hàng thứ 6 bắt đầu quay ngang và đóng râu để đảm bảo tường “ăn kết cấu” vào cột.
- Và cứ thế xây tiếp đến khi đổ sàn tầng 2
Gợi ý xây nhà chắc chắn bền vững với tường nhẹ EPS
Xây nhà tường nhẹ EPS là một trong những giải pháp xây dựng mới và được ứng dụng phổ biến hiện nay.
Được biết, trọng lượng của tấm tường nhẹ EPS rơi vào khoảng m3 tường nặng 800-850kg, nhẹ hơn gấp 2 lần so với gạch thường. Việc sử dụng tấm bê tông chịu lực EPS không chỉ giúp giảm tải trọng công trình lên móng mà còn đảm bảo công trình nhà ở chắc chắn, tiết kiệm chi phí móng.
Vậy tấm bê tông làm tường, sàn bê tông chịu lực được bao nhiêu?
Dựa trên thí nghiệm về độ chịu tải của tấm bê tông EPS cho biết:
- Tấm tường bê tông EPS: Cho độ chịu tải treo vật nặng lên tới 120kg
- Sàn bê tông EPS: Cho khả năng chịu tải lên đến hàng tấn
Xem thêm thí nghiệm về độ chịu tải tấm bê tông EPS. Còn nếu gia chủ, nhà thầu quan tâm về tấm EPS thì có thể tham khảo thông tin tại bài viết tìm hiểu bê tông siêu nhẹ.
Trên đây là các thông tin giải đáp tường chịu lực xây được mấy tầng. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp xây dựng phù hợp cho công trình.
Xem các đơn hàng khác