Mặt bằng móng đơn – Nên chọn móng đơn hay móng băng

mặt bằng móng đơn background

Mặt bằng móng đơn thiết kế như thế nào, bắt đầu tư đâu? là câu hỏi của rất nhiều gia chủ cũng như thợ mới vào nghề. Giải đáp chi tiết vấn đề này sau đây sẽ là những phân tích về mặt bằng móng đơn, cấu tạo móng đơn và các bước thi cong để bạn có thể tham khảo!

Xem thêm nhà mái bằng là gì – Tổng hợp 20+ mẫu nhà mái bằng đẹp

Mặt bằng móng đơn 

Để thi công móng đơn, trước tiên ta phải đào hố móng. Móng đơn có nhiều dạng hố: dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc là hình lục giác, bát giác,… Tùy vào lớp cấu tạo mà có được những loại móng khác nhau. 

Tuy nhiên, hình dạng móng chủ yếu sử dụng hiện nay là hình chữ nhật, hình vuông. Đặc biệt đối với những ngôi nhà vườn, cấp 4, đất rộng ta sử dụng chủ yếu các hố móng vuông đều.

Đối với móng đơn, kích thước hố móng sẽ rơi vào khoảng 1m2 – 1m5. 

Gợi ý: Vật liệu bê tông khí - giải pháp xây nhà chắc chắn, giảm tải trọng móng công trình hiệu quả
mặt bằng móng đơn1
Hình ảnh mặt bằng móng đơn
mặt bằng móng đơn2
Hình ảnh mặt cắt móng đơn

1.Cấu tạo móng đơn bao gồm

  • Bê tông lót: Khi đào hố xuống thì tùy vào nền đất yếu hay tốt ta thi công bê tông lót. Lớp bê tông này có công dụng khi đổ bê tông tránh thoát nước bê tông.

Thông thường lớp bê tông lót này sẽ dày 80 – 100cm. Bạn có thể sử dụng bê tông với đá 1×2 hoặc dùng bê tông gạch vỡ 

  • Đế móng: Kích thước 1,5m. Sử dụng đế móng chữ nhật hoặc vát. Trong đó khoảng cách từ đế móng đến điểm vát là 200cm và từ điểm vát đến cột là 200cm. Sử dụng sắt phi 12a200 rải đều
  • Điểm giao giữa đế móng và cột sẽ để 50 – 60cm
  • Sắt cột: Tùy vào tải trọng công trình sẽ sử dụng các loại sắt khác nhau. bạn có thể tham khảo bố trí sắt 4 cây phi 18. 
  • Khoảng cách từ cổ cột đến dầm là 500 và dầm cũng là 500cm. Trong đó dầm móng có công dụng là dằng các khối móng lại với nhau. Đối với sắt của dầm móng ta sử dụng 3 cây phi18.
  • Sắt đai buộc sử dụng sắt phi 6a150

2.Bản vẽ mặt bằng móng đơn

Bó có thể tham khảo một số bản vẽ mặt bằng móng đơn sau:

mặt bằng móng đơn3
Hình ảnh mặt bằng móng đơn
mặt bằng móng đơn4
Hình ảnh mặt bằng móng đơn
mặt bằng móng đơn5
Hình ảnh mặt bằng móng đơn
mặt bằng móng đơn6
Hình ảnh mặt bằng móng đơn

Móng đơn là gì? 

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc là loại móng sử dụng tải trọng chủ yếu cho những công trình từ 3 tầng trở xuống. 

Hình dạng của móng đơn là nằm riêng lẻ trên mặt đất.

Hướng dẫn 9 bước thi công móng đơn

Để thi công móng đơn đúng kỹ thuật bạn cần làm theo những bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng – đào hố móng. Tùy vào độ nông sâu khác nhau của nền đất mà đào hố móng các kiểu khác nhau. Ví dụ như nền đất cứng thì chúng ta không phải đóng cọc, nếu nền đất yếu thì nên gia cố bằng cọc tre, đóng xuống nền đất. Lưu ý nên chọn phần tre ở thân và gốc với đường kính tối thiểu D12-16.
  • Bước 2: Gia cố móng bằng lớp bê tông lót để làm cho không bị thoát nước và sạch. Làm cốp pha sau đó xây tường 5 chạy xung quanh phần dầm. 
  • Bước 3: Bố trí sắt thép
  • Bước 4: Lựa chọn các loại thép phù hợp
  • Bước 5: Đổ bê tông. Có 2 loại bê tông tươi và bê tông trộn tay. Nếu khối lượng đổ nhiều thì gia chủ nên đổ bê tông tươi còn ít thì nên đổ bê tông tay sẽ chất lượng hơn, tỷ lệ chuẩn hơn. 
  • Bước 6: Xây tường móng.  tùy vào chiều cao của công trình mà sẽ cân đối chiều cao tường. Ví dụ như làm 5 bậc, mỗi bậc cao 150 thì ta phải xây cao tường hơn 600. 
  • Bước 7: Đổ giằng móng 
  • Bước 8: Đổ cát đen tôn nền 
  • Bước 9: Đổ 1 lớp bê tông để cán nền

Có làm móng nhà cấp 4 gác lửng bằng móng đơn được không?

Có rất nhiều gia chủ, thợ mới vào nghề xây dựng thắc mắc có làm móng nhà cấp 4 gác lửng bằng móng đơn được không.

Chuyên gia của Glumic Việt Nam giải đáp đối với công trình nhà cấp 4 gác lửng có nền đất tốt thì hoàn toàn có thể xây dựng móng đơn được. Bởi móng đơn là loại móng phù hợp nhất đối với công trình 1 – 2 tầng.

Trường hợp nền đất yếu thì chỉ việc gia cố bằng cọc tre trước khi làm móng để đảm bảo tính chịu lực cũng như độ chắc chắn cho ngôi nhà tốt hơn.

Lời khuyên trước khi làm móng nhà cấp 4 gác lửng móng đơn bạn nên thiết kế bản vẽ mặt bằng móng đơn cho công trình để đảm bảo tính toán khả năng chịu lực tối ưu cho ngôi nhà cũng như chi phí móng.

mặt bằng móng đơn7
Xây nhà cấp 4 gác lửng hoàn toàn có thể dùng móng đơn được

Khi nào chọn móng đơn và móng băng?

1.So sánh móng đơn và móng băng 

Móng đơn và móng băng là 2 loại móng được làm phổ biến hiện nay. Về định nghĩa móng đơn bạn có thể xem lại ở trên nhưng tổng quan phân biệt hai loại móng này bạn có thể thấy như sau:

Đặc điểmMóng đơnMóng băng 
Hình dạngCó hình dạng nằm riêng lẻ trên mặt đất. Móng có thể hình vuông, hình chữ nhật, tròn hay đa giác,… Hình dạng chạy dài theo 1 dải và có thể chạy theo phương song song (là móng băng 1 phương) hoặc chữ thập(móng băng 2 phương). 
Cấu tạo -Lớp bê tông lót nằm bên dưới-Chiều rộng dài của bản móng dao động 1m4 – 1m8- Sắt lớp dưới dùng phi 14a150 và lớp trên là phi 12a150. Lớp dưới là lớp theo phương ngắn. Ví dụ móng là 1m4 – 1m8 thì phi 14 sẽ chạy theo phương 1m4 và phi 12 sẽ chạy theo phương 1m8- Sử dụng mác bê tông 200 hoặc 250– Phần bản móng thường cao 500. Chiều rộng của bản móng thường dao động từ 900 – 1m2. – Dầm móng: bề rộng thông thường là 300 x 500 hoặc 300×600, 300×700- Thép bản móng sử dụng phi 12a150. Thép dầm móng sử dụng 6 cây phi 18 hoặc 6 cây phi 20, 6 cây phi 22. 
Chi phí Là móng tiết kiệm nhất Cao hơn do lượng bê tông, sắt thép sử dụng nhiều hơn.- Nếu móng băng thì chi phí bằng 1,4 lần móng đơn. -Còn móng băng 2 phương thì chi phí bằng 1,7 lần móng đơn. 
Độ lúnĐộ lún ít hơn. Lún đều hơn so với móng đơn vì móng băng tốt hơn móng đơn. 
mặt bằng móng đơn8
Móng đơn nên được sử dụng ở nền đất tốt hơn và móng băng phù hợp nền đất lún

2.Khi nào nên sử dụng móng đơn và móng băng 

Những công trình nên sử dụng móng đơn:

  • Phải đảm bảo nền đất tốt 
  • Công trình từ 1 – 2 tầng 

Những công trình nên sử dụng móng băng:

  • Công trình từ 4 tầng trở xuống
  • Phải đảm bảo nền đất tốt 

Lưu ý:

– Đất dùng xẻng xúc được gọi là đất cấp 1 – đất bùn sình lầy. Đây là loại đất không tốt và không thể đặt móng lên đất này được. 

– Đất phải dùng đến mai hay quốc chim mới cuốc được thì ta gọi là đất cấp 2 – đất sét pha, đất cát pha sỏi, đất sét pha sỏi, đất lẫn sỏi đá. Những nền đất này đã có thể đặt được móng. 

– Nếu sử dụng vật liệu nhẹ tấm bê tông EPS làm nhà thì ta có thể giảm thiểu tải trọng lên móng. Từ đó gia chủ, thợ thầu có thể cân nhắc lựa chọn phương án thi công móng phù hợp. (Chi tiết hơn về vật liệu nhẹ EPS, bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết “tấm bê tông nhẹ bao nhiêu? Tìm hiểu tấm bê tông EPS là gì, ứng dụng” sau đây).

Trên đây là các giải đáp về mặt bằng móng đơn là gì, như thế nào? Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp gia chủ, thợ mới vào nghề có thể hiểu hơn về loại móng xây dựng phổ biến này.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *